THUN DỆT TOÀN THỊNH ĐỒNG HÀNH VÀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM

Trong năm 2020 vừa qua, đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Diễn biến kéo dài và phức tạp của dịch bệnh đã khiến cho các nguồn cung bị đứt gãy và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như da giày và dệt may.

Theo nhận định của bộ công thương, dệt may là một trong những nhóm ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất bên cạnh những nhóm ngành khác. Tình hình dệt may trong năm vừa qua đã gặp rất nhiều khó khăn và thị trường có nhiều biến động.

Và trong thời gian diễn ra dịch bệnh, những doanh nghiệp sản xuất phụ liệu trong nước đã đóng một vai trò vô cùng quan trong việc giúp các doanh nghiệp dệt may có thể trụ vững và duy trì hoạt động sản xuất. Thun Dệt Toàn Thịnh là một trong những công ty sản xuất phụ liệu uy tín đã luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với những chính sách bình ổn giá và ổn định nguồn hàng.

Vậy cụ thể ngành dệt may Việt Nam trong năm 2020 đã có những biến động đáng chú ý nào? Thun Dệt Toàn Thịnh đã có những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn khó khăn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bức tranh tổng quan một năm nhìn lại của ngành dệt may Việt Nam

Do ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh COVID-19, tổng cầu dệt may thế giới năm 2020 sụt giảm mạnh. Riêng tại Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 25,7 tỷ USD, giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm 2019.

tình hình dệt may Việt Nam 2020
Bức tranh tổng thể ngành dệt may

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cũng cho biết, mục tiêu xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2020 là 40 tỷ USD, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều thị trường nhập khẩu truyền thống của ngành đã giảm mạnh, có mặt hàng giảm đến 80-90%. Do đó, kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ khó đạt được và bỏ xa kết quả thực hiện 39 tỷ USD của năm ngoái. Xem thêm thông tin tại đây.

tình hình dệt may cuối năm 2020
Mục tiêu xuất khẩu ngành dệt may

Theo kết quả thống kê, quý 1/2020, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 2%. Sang quý 2, kim ngạch giảm mạnh đến 27%. Và tình hình sang quý 3 bắt đầu có sự cải thiện hơn khi dịch bệnh dần được khống chế. Các đơn hàng bắt đầu đã có trở lại, chủ yếu là đồ thun và đồ mặc nhà. Xem thêm thông tin tại đây.

phụ liệu thun dệt may
Nguồn nguyên phụ liệu ngành dệt may

Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả sản xuất ở mức tối ưu, các doanh nghiệp dệt may phải điều chỉnh lại kế hoạch, bố trí lại dây chuyền sản xuất từ hàng dệt thoi sang hàng dệt kim, giảm giờ làm và cắt giảm nhân công do thiếu nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu. Việc thiếu hụt nguồn nguyên phụ liệu đã gây nên một sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn phụ liệu, các doanh nghiệp đã phải chủ động tìm kiếm nguồn cung thay thế trong nước.

Vì sao Thun Dệt Toàn Thịnh lại được các doanh nghiệp dệt may trong nước tin chọn để đồng hành?

Tại thị trường Việt Nam, Toàn Thịnh hiện là 1 trong rất ít đơn vị có năng lực sản xuất đồng thời trên 4 chủng loại mặt hàng, tương đương 4 loại kỹ thuật máy khác nhau (bao gồm thun dệt thoi, thun dệt thoi 2 biên, thun dệt kim và thun chỉ smocking). Toàn Thịnh có thể cung cấp gần như 80-90% nhu cầu đa dạng chủng loại thun tại thị trường Việt Nam. Chính vì thế, phân khúc khách hàng của Toàn Thịnh cũng hoàn toàn khác so với các nhà cung cấp khác.

thun dệt Toàn Thịnh
Thun dệt Toàn Thịnh cung cấp đa dạng loại thun

Xét về giá cả, tuy các nguồn hàng nhập khẩu có giá thành rẻ hơn, nhưng với những lợi thế của mình, Toàn Thịnh vẫn là đơn vị được rất nhiều khách hàng và các doanh nghiệp trong nước lựa chọn làm nguồn cung ứng phụ liệu dệt may.

Giá cả bình ổn đi đôi với chất lượng sản phẩm

Năng lực thay đổi tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu riêng của khách hàng (cứng hoặc mềm hơn, mỏng hoặc dày hơn, giãn ít hay giãn nhiều) chính là điều làm nên sự khác biệt của Toàn Thịnh. Không giống như các nhà cung cấp theo đuổi chính sách giá rẻ, Toàn Thịnh không chỉ chỉ tập trung vào 1 chất lượng duy nhất.

Phụ liệu thun dệt
Giá vật liệu tại Toàn Thịnh ổn định

Chi phí cũng như kỹ thuật để thay đổi chất lượng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành (ví dụ: cao su ngoài chỉ số 37, 42 thông dụng, còn có 32, 28, 40, 52, 63… trong đó các chỉ số 32 28 40 là 2 chỉ số không thông dụng, phải order riêng từ nhà máy mới có hàng, với việc Toàn Thịnh có năng lực sản xuất đa chủng loại, tạo lợi để tiếp cận các mã hàng đặc biệt này dễ hơn các đơn vị khác). Do đó, giá thành sản phẩm của Toàn Thịnh cũng sẽ cao hơn một số mặt hàng khác trên thị trường.

  • Đối với mặt hàng thun dệt kim (rỗng ruột): đây là mặt hàng đạt tiêu chuẩn cung cấp cho Decathlon VN, qua đó nguyên liệu sản xuất cho hàng dệt kim phải đạt tiêu chuẩn. Vì thế giá sẽ cao hơn các nhà cung cấp trong nước khi tận dụng nguyên liệu có giá thấp hơn (1 số nơi tận dụng nguồn nguyên liệu thanh lý từ các nước trong khu vực – cụ thể là Thái Lan).
  • Đối với mặt hàng thun dệt thoi 2 biên (thun đặc ruột): đây là sản phẩm được kết hợp bởi hàng thun chỉ sản xuất bởi Toàn Thịnh (để dệt mặt hàng này, cần phải dệt sợi thun chỉ trước để làm lõi, sau đó mới tiến hành sản xuất thành thun bản). 
  • Đối với mặt hàng thun chỉ Smoking: đây vốn là sản phẩm chủ lực của Toàn Thịnh để cung cấp cho Walmart và cũng là sản phẩm có tiêu chuẩn kỹ thuật khác hoàn toàn so với các sản phẩm khác trên thị trường. Đặc biệt, Toàn Thịnh là đơn vị sử dụng 100% nguyên liệu cung cấp bởi Hyosung VN, thay vì 1 số nơi thường tận dụng các mã hàng thay thế (có kích thước tương đương, nhưng chất lượng khác) được nhập về theo đường tiểu ngạch.

Thị trường thun dệt là một thị trường có tính cạnh tranh cao, nên việc có nhiều nhà cung cấp có mức giá rẻ hơn Toàn Thịnh là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, các đơn vị cạnh tranh giá rẻ hiện đang gặp phải những khó khăn trong thời gian vừa qua vì hai yếu tố:

  • Giá thành nguyên liệu tăng mạnh từ 30 – 40%
  • Các nhà máy sản xuất đang siết lại đơn hàng tung ra thị trường VN, do các bên đang thực hiện hợp đồng xuất khẩu cho các công ty nước ngoài (năng lực cung cấp cho thị trường VN giảm chỉ còn 50% so với ban đầu).

Toàn Thịnh luôn thanh toán 100% đơn hàng không thông qua công nợ và có các mối quan hệ hữu nghị tốt trên 20 năm với các nhà cung cấp nguyên liệu. Nên trong năm vừa qua, Toàn Thịnh vẫn nhận được các sự ưu đãi kịp thời từ các nhà cung cấp. Nên thay vì theo đuổi “chính sách giá rẻ”, Toàn Thịnh đã định hướng tập trung vào “chính sách đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mức giá hợp lý”.

Nguồn hàng ổn định

Trước những biến động phức tạp của thị trường trong năm 2020, các hoạt động sản xuất thun dệt của công ty vẫn diễn ra rất ổn định.

phụ liệu thun dệt cao cấp
Phụ liệu thun dệt

Với việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu giá cao và đạt chuẩn, ổn định và không bị đứt gãy cũng như có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, từ cao su đến chỉ bọc có nguồn gốc từ Việt Nam, Toàn Thịnh vẫn có thể đảm bảo sự ổn định cho khách hàng kể cả khi có dịch bệnh, hoặc thiên tai diễn ra.

Luôn đặt sự hài lòng của khách hàng làm ưu tiên hàng đầu

Là đơn vị sản xuất trong nước, nên xét về mặt địa lý, Toàn Thịnh hoàn toàn có khả năng xử lý các vấn đề khi được yêu cầu trong thời gian sớm nhất cho khách hàng (bao gồm đổi trả, test mẫu, bổ sung đơn hàng gấp do tăng định mức, hoặc thiếu hụt). Đội ngũ nhân viên của công ty luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng khi cần thiết, nhằm đảm bảo đem lại sự hài lòng nhất cho mỗi khách hàng khi đến với Toàn Thịnh. 
Sự thành công của đối tác cũng chính là sự thành công của Toàn Thịnh. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm thông tin chi tiết các sản phẩm và để nhận giá ưu đãi hấp dẫn.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở: 638 Âu Cơ, P. 10, Q. Tân Bình, TP. HCM
Địa chỉ văn phòng: 276 Âu Cơ, P. 10, Q. Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: (028) 3861 6316
Di động: 0903 291 885
Email: phamtoan@thuntoanthinh.vn