Ngành dệt may Việt Nam nửa cuối năm 2020: Liệu có sự phục hồi?

Không thể phủ nhận rằng đại dịch COVID-19 trong thời gian từ đầu năm đến này đã giáng một đòn nặng nề lên nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế tại Việt Nam nói riêng. Kéo theo đó, các nhóm ngành xuất khẩu trong nước đều phải chịu những ảnh hưởng nhất định, trong đó có ngành dệt may.

Ngành dệt may được xem là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Do sự ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành dệt may trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn trong năm nay. Và giai đoạn trong 6 tháng cuối năm 2020 được các chuyên gia dự báo sẽ là giai đoạn thực sự thử thách đối với các doanh nghiệp dệt may trong nước. Tuy nhiên, ngành dệt may cũng được dự báo là sẽ sớm phục hồi trong năm 2021.

Vậy cụ thể tình hình dệt may trong quý IV/2020 có những điểm gì đáng lưu ý? Những dấu hiệu phục hồi nào được dự báo cho ngành dệt may sau đại dịch COVID-19? Các doanh nghiệp có thể tìm nguồn phụ liệu uy tín nào trong nước để phát triển hoạt động sản xuất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng quan tình hình ngành dệt may trong quý IV/ 2020

Do tác động của dịch bệnh COVID-19 khiến các chuỗi cung ứng trong ngành dệt may đã bị đứt gãy, thị trường gặp nhiều biến động, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp dệt may đã gặp khó khăn. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, ngành dệt may Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt khoảng 15,68 tỷ USD, giảm đến 13,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

nghệ nhân ngành may mặc
Tình hình ngành dệt may

Theo đó, tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng dự báo rằng, ngành xuất khẩu dệt may trong nước vào giai đoạn 6 tháng cuối năm nay sẽ tiếp tục giảm khoảng từ 14-18% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 32,75 tỷ USD và giảm khoảng 16% so với năm 2019. Ngoài ra, việc tổng cầu giảm sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia sản xuất dệt may trở nên gay gắt hơn, giá thành thấp hơn và áp lực từ người mua cũng sẽ lớn hơn.

xuất khẩu ngành hàng may mặc
Ngành xuất khẩu may mặc

Theo thống kê, hiện nay, đơn hàng xuất khẩu tại các doanh nghiệp dệt may cho quý IV hầu như vẫn chưa có. Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện nay chỉ có một vài doanh nghiệp nhận được khoảng 50-60% đơn hàng trong tháng 9, đơn hàng các tháng còn lại của năm 2020 và năm 2021 vẫn chưa có thông tin xác nhận rõ ràng.Trong khi đó, những đơn hàng khẩu trang cũng đã đảo chiều, số lượng không còn nhiều như trong thời gian trước và giá thành cũng giảm mạnh.

Trong thời gian vừa qua, nhờ vào các đơn hàng khẩu trang mà những doanh nghiệp trong nước vẫn có thể đứng vững được. Tuy nhiên, trong quý IV/2020 thị trường khẩu trang sẽ dần bị bão hòa và các doanh nghiệp sẽ phải chuyển dần sang sản xuất hàng may mặc. Nhưng tình hình đầu ra vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thiếu ổn định và lưu thông hàng hóa vẫn bị đình trệ.

Bộ công thương cũng đã nhận định rằng, vào thời điểm nửa cuối năm nay, các doanh nghiệp dệt may cần phải bù đắp sự thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu bằng cách đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước. Và đồng thời cần quản lý chi phí sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm tối thiểu hóa sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận.

ngành may mặc Việt Nam
Thị trường ngành dệt may

Với tình hình thị trường đang giảm mạnh, bất ổn và khó dự đoán như hiện nay, việc đơn hàng cho Quý IV hầu như chưa có sẽ là một thách thức vô cùng lớn cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Dự báo sự phục hồi của ngành dệt may trong thời gian tới

Theo như dự báo của các chuyên gia, thời điểm sau dịch, ngành dệt may Việt nam sẽ là nhóm hàng có thể phục hồi sớm chung với các nhóm hàng thiết yếu khác. Ông Nguyễn Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) đã cho biết, bên cạnh những mặt hàng ở mức thiết yếu cao như thực phẩm, thuốc men và các thiết bị bảo vệ khác thì các sản phẩm dệt may cũng được xếp vào nhóm sản phẩm thiết yếu. Do đó sau thời gian đại dịch COVID-19, dệt may cũng được dự báo là sẽ sớm phục hồi. Xem thêm thông tin tại đây.

Sản xuất kinh doanh may mặc
Ngành dệt may sớm phục hồi

Phía đại diện của Vinatex cũng cho biết, nhu cầu về trang phục cơ bản như quần áo denim, áo dệt kim, áo jacket 2 – 3 lớp thay cho suite, sơ mi, quần âu là nhu cầu tối thiểu. Và các mặt hàng cơ bản, giá rẻ sẽ phục hồi trước và chiếm tỷ lệ bán chính trong quý III và IV/2020.

Theo dự báo, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiết kiệm chi tiêu hơn sau đại dịch. Do đó, sẽ dẫn tới nhu cầu tiêu dùng của năm 2020 giảm khoảng 20%. Mức giao dịch của năm 2021 vẫn sẽ thấp hơn của năm trước 10% và cho đến năm 2022 cầu được dự báo mới đạt mức tương ứng với mức giao dịch năm 2019.

ngành xuất khẩu may mặc
Giá trị tăng trường từ sản xuất dệt may

Để đạt được mục tiêu phát triển ngành may mặc, các chuyên gia đã nhận định rằng, giá trị tăng trưởng từ sản xuất dệt may sẽ tăng cao chỉ khi ngành công nghiệp phụ trợ dệt may bù đắp được phần lớn giá trị nhập khẩu từ các nước khác. Do đó, các công ty sản xuất phụ liệu may mặc trong nước như vải, khóa kéo và thun dệt đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tránh tình trạng phụ thuộc nguồn phụ liệu nhập khẩu và nguồn hàng bị đứt gãy. Xem thêm thông tin tại đây.

Công ty chuyên sản xuất phụ liệu thun may mặc uy tín và chất lượng tại Việt Nam

Toàn Thịnh hiện là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp và sản xuất dây thun dệt uy tín với gần 20 năm kinh nghiệm trên thị trường. Công ty luôn được các đối tác doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn và đánh giá cao.

Công ty được trang thiết bị máy móc hiện đại, các sản phẩm phụ liệu dây thun dệt của Toàn Thịnh luôn đảm bảo đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng. Các sản phẩm thun dệt có sự đồng nhất về chất lượng và màu sắc, từ nguyên liệu cao su cho đến chỉ bọc bên ngoài.

sản xuất phụ liệu may mặc
Cơ sở sản xuất dây thun dệt

Ngoài ra, công ty còn nhận sản xuất thun dệt theo thông số yêu cầu của khách hàng. Các mặt hàng thun dệt chất lượng cao của Toàn Thịnh bao gồm thun dệt thoi, thun dệt kimthun chỉ

Các sản phẩm thun dệt của Toàn Thịnh luôn có hóa đơn, chứng từ đầy đủ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Công ty cũng cam kết về nguồn hàng ổn định và chính sách giá tốt nhất cho các doanh nghiệp. Đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn hàng và giá sản phẩm tăng cao đột ngột khi thị trường xảy ra biến động như đối với các nguồn hàng nhập khẩu khác.

Lợi ích của đối tác luôn là ưu tiên hàng đầu đối với công ty. Chính vì thế, Toàn Thịnh luôn nỗ lực đổi mới để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Khi đến với Toàn Thịnh, khách hàng sẽ luôn được lắng nghe và tư vấn tận tâm. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi cần thiết. 

Sự thành công của doanh nghiệp cũng chính là sự thành công của công ty. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm thông tin về các sản phẩm và để nhận giá ưu đãi tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở: 638 Âu Cơ, P. 10, Q. Tân Bình, TP. HCM
Địa chỉ văn phòng: 276 Âu Cơ, P. 10, Q. Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: (028) 3861 6316
Di động: 0903 291 885
Email: phamtoan@thuntoanthinh.vn