Sau khi được ký kết và được Hội đồng châu Âu chính thức thông qua, Hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu) đã mở ra một bước ngoặt mới và tạo nên một cú hích rất lớn cho ngành xuất khẩu trong nước. Đặc biệt là những mặt hàng nông, thủy sản – những mặt hàng có sức cạnh tranh cao của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với ngành dệt may nói riêng, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may trong nước.
Bài viết sau sẽ phân tích về những khía cạnh lợi ích cũng như những khó khăn mà ngành dệt may trong nước đang phải đối mặt khi chịu tác động bởi Hiệp định EVFTA.
Những cơ hội và thách thức từ hiệp định EVFTA đối với các doanh nghiệp dệt may
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiệp định được ký kết trong bối cảnh quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU đang ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế – thương mại. Hiệp định này nhằm đảm bảo cho việc cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU.
Hiệp định tự do thương mại đã tạo ra những tác động và những thay đổi quan trọng đối với ngành xuất khẩu dệt may trong nước.
EVFTA – hiệp định mang ý nghĩa quan trọng và mở ra những cơ hội mới
EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới với quy mô nhập khẩu hàng dệt may hàng năm hơn 250 tỷ USD (chiếm 34%). trong khi đó, thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2,7% thị phần. Như vậy, sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, dư địa để ngành dệt may Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU là rất triển vọng.
Theo hiệp định EVFTA, 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Theo thống kê từ Bộ Công Thương, EU sẽ xóa bỏ thuế quan 77,3% kim ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm. Điều này đã giúp Việt Nam nâng cao lợi thế cạnh tranh về thuế với các quốc gia cạnh tranh như Bangladesh, Campuchia và Pakistan. Tham khảo thêm thông tin tại đây.
Bên cạnh lợi thế về xóa bỏ thuế quan, EVFTA với quy tắc xuất xứ yêu cầu “từ vải” kết hợp với yêu cầu “từ sợi trở đi” của Hiệp định CPTPP sẽ tiếp tục thúc đẩy việc hình thành chuỗi sản xuất khép kín. Điều này sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho ngành và giảm dần phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài.
Về tổng quan, theo nhận định của các chuyên gia, xét về tổng quan, EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường của nước nhà để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào. Và từ đó an ninh kinh tế của Việt Nam được đảm bảo.
Những thách thức mà các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt
Bên cạnh những cơ hội mà EVFTA mang lại, thì khi hiệp định được thực hiện, các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, tuy thuế suất về 0% nhưng ngành dệt may trong ngắn hạn có thể gặp bất lợi. Tham khảo thêm thông tin tại đây.
Để có thể được giảm thuế theo quy định tại hiệp định, các doanh nghiệp dệt may phải tuân thủ chặt chẽ các quy tắc về xuất xứ. Các sản phẩm phải thỏa mãn hai điều kiện:
- Vải sử dụng phải có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam hoặc từ EU, hoặc tại các nước có FTA với EU (ví dụ như Hàn Quốc)
- Việc cắt may cũng phải được thực hiện tại Việt Nam hoặc tại EU
Tuy nhiên chuỗi cung ứng của ngành dệt may ở nước ta lại chưa được hoàn thiện. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ thực hiện công đoạn cắt may chứ chưa sản xuất vải và sợi.
Ngoài ra, hơn 60% các nguyên vải mà các doanh nghiệp sử dụng đa phần có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Đài Loan – những nước chưa có hiệp định FTA với EU. Các loại vải này có giá thấp hơn so với vải nhập khẩu từ Hàn Quốc. Điều này khiến các doanh nghiệp dệt may không thể tận dụng được thuế suất ưu đãi.
Bên cạnh đó, bà Hoàng Việt Phương – Giám đốc Trung tâm phân tích và Tư vấn đầu tư thuộc Công ty Chứng khoán SSI cũng cho biết “Việt Nam được hưởng lợi từ chương trình Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU dành cho các nước đang phát triển, với mức thuế suất ưu đãi là 9% đối với một số dòng thuế hạn chế. Sau khi EVFTA có hiệu lực, mức thuế suất theo Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) sẽ tự động thay thế mức thuế suất theo GSP. Điều đó có nghĩa là trong 2 năm đầu tiên triển khai EVFTA, hầu hết các sản phẩm may mặc trong nước sẽ không được hưởng lợi từ EVFTA, bởi vì mức thuế suất theo MFN cho các sản phẩm này thực tế cao hơn mức thuế suất theo GSP là 9% như hiện nay. Cụ thể, hầu hết các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ thấy thuế xuất khẩu được loại bỏ dần khỏi biểu thuế MFN từ 12% xuống 0% trong 3-7 năm sau khi EVFTA có hiệu lực. Những sản phẩm sẽ được giảm thuế ngay lập tức là những sản phẩm không phải là hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU như sợi”.
Hướng đi nào cho ngành dệt may trong nước?
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT CTCP May Hưng Yên cho biết “tỷ lệ hàng may mặc xuất khẩu vào châu Âu đáp ứng được quy tắc xuất từ vải trở đi là rất nhỏ. Đa phần nguyên phụ liệu của ngành này vẫn đang phải nhập từ các nước ngoài khối. Để hưởng lợi tối đa từ EVFTA, ngành dệt may phải đầu tư thêm khâu dệt, nhuộm, hoàn tất để nâng dần tỷ lệ số lượng vải sản xuất trong nước thay thế vải nhập khẩu từ các nước ngoài Hiệp định”.
Ngoài ra, các công ty trong nước cũng cần phải tập trung giải quyết vấn đề thiếu hụt về nguồn cung nguyên phụ liệu và hoàn thiện chuỗi cung ứng, để đáp ứng các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ “từ vải”. Thêm vào đó, việc sử dụng các nguồn phụ liệu trong nước như các loại thun dệt, cũng giúp các doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất và giảm bớt phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài.
Công ty sản xuất phụ liệu may mặc nào uy tín nhất trên thị trường hiện nay?
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều công ty cung cấp phụ liệu dây thun uy tín và chất lượng, cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn. Toàn Thịnh tự hào là một trong những đơn vị sản xuất phụ liệu dây thun dệt cao cấp được nhiều đối tác tin chọn.
Toàn Thịnh là công ty chuyên sản xuất và cung cấp dây thun dệt chất lượng cao như các loại thun chỉ , thun dệt thoi và thun dệt kim. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong ngành dệt dây thun, Toàn Thịnh hiện là một trong những công ty uy tín và có vị thế trong ngành.
Công ty có đội ngũ công nhân lành nghề và được trang bị máy móc hiện đại. Chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm thun dệt tốt nhất, đáp ứng mọi yêu cầu về thông số sản phẩm của khách hàng.
Toàn Thịnh luôn đặt chất lượng sản phẩm làm uy tín hàng đầu, sự thành công của đối tác cũng chính là sự thành công của chúng tôi. Hãy liên hệ ngay với bộ phận tư vấn để được cung cấp các thông tin chi tiết sản phẩm và để nhận giá ưu đãi tốt nhất.