Với đặc điểm co giãn, có độ đàn hồi cao và thoáng mát, sợi Spandex được ứng dụng cao trong may mặc để sản xuất áo thun, đầm, váy,… Tuy nhiên, chất liệu Spandex này có lẽ vẫn còn xa lạ với nhiều người sử dụng. Vì vậy, trong bài viết này Toàn Thịnh sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về sợi Spandex và những ưu điểm của sợi vải.
Sợi Spandex là gì?
Được tạo thành từ các thành phần của than đá, dầu mỏ cùng với đó là sự pha trộn với các loại sợi khác. Spandex có tính năng đàn hồi được đánh giá là tốt hơn cả cao su tự nhiên, với mức co giãn hơn đến 5-8 lần.
Sở dĩ có sự trộn lẫn giữa các sợi vải khác với Spandex, bởi nếu thành phần từ hoàn toàn từ chất Spandex sẽ có giá thành khá đắt đỏ.
Sợi Spandex có cấu trúc dẻo tốt
Các loại vải sợi Spandex
Theo đó, vải Spandex sẽ được pha với những chất vải phổ biến khác nhau, chẳng hạn như:
- Spandex trộn với Cotton
- Spandex trộn với Poly
- Spandex trộn với Len
Vải Cotton Spandex
Nổi bật với sự mềm mại và thoáng mát, Cotton được chế tạo 100% từ sợi bông tự nhiên. Do vậy, khi kết hợp cùng sợi Spandex càng giúp cho vải thêm mịn màng hơn, không gây kích ứng cho da của người dùng.
Theo đó, loại vải pha Spandex – Cotton này thường được sử dụng sản xuất thành áo sơ mi, áo thun tạo sự thông thoáng khi mặc và dễ dàng vệ sinh.
Vải Poly Spandex
Cấu tạo của sợi Poly (hay còn gọi là Polyester) có đặc điểm linh hoạt và dẻo dai – Sự pha trộn giữa Poly và Spandex tạo cho chất vải tăng thêm sự co giãn, cũng như không dễ bị nhão.
Đặc biệt, thành phần trong sợi Poly cho phép vải không bị tĩnh điện và không dễ bị nhẵn. Được ưa chuộng khi đưa vào ứng dụng làm vỏ gối, áo lót thể thao, áo khoác chống nước.
Ứng dụng của vải Spandex trong cuộc sống hiện nay
Vải Len Spandex
Bên cạnh đó, sợi Spandex còn có thể trộn lẫn với loại vải len giúp tăng thêm sự mềm và mịn, cũng như tránh gây rát da.
Song, do vải len có cấu tạo từ sợi lông tự nhiên của cừu, dê, lạc đà,.. mang đến khả năng giữ ấm tốt, không nhiễm điện hoặc nhiệt, đồng thời dễ dàng nhuộm với đa dạng màu sắc.
Những ưu điểm và hạn chế của sợi Spandex
Bên cạnh tìm hiểu chi tiết về “Spandex là chất liệu gì?” thì loại vải này có những ưu việt và hạn chế gì cũng rất được quan tâm.
Ưu điểm
Nhờ vào thành phần sợi Spandex dễ phối hợp với các loại vải khác. Cũng chính vì thế chất vải này chứa những tính chất nổi bật, có thể kể đến như:
- Tính co giãn tốt: Kết cấu của sợi Spandex được gắn kết chặt chẽ tạo sự đàn hồi cao, giúp cho quần áo giữ được form dáng và không dễ bị chảy sau nhiều lần giặt.
- Chất vải mềm, thoáng khí: Điểm cộng kế tiếp chính là sợi Spandex có độ bóng trơn, cùng với đó chất vải mỏng nhẹ. Cho người mặc cảm giác vô cùng dễ chịu, thoải mái.
- Kháng mài mòn: Với độ bền cao và như đề cập trên, tính co giãn tốt, cho phép chất vải chịu được lực kéo dù rất mạnh vẫn khó bị rút vải.
Vải sợi Spandex với chức năng chống co rút tốt
Hạn chế
Không ngoại trừ, sợi vải Spandex cũng vẫn chứa những khuyết điểm và thách thức như:
- Ô nhiễm cho môi trường: Điểm trừ đầu tiên chính là vải Spandex không thể tự phân hủy trong môi trường, đồng thời cũng không thể tái chế.
- Dễ bị ố: Sau khoảng thời gian sử dụng nhất định nếu không được bảo quản đúng cách có thể rất dễ bị ố vàng.
- Quy trình sản xuất tốn kém: Vải Spandex đòi hỏi quá trình sản xuất tỉ mỉ, phức tạp.
- Không thích hợp với chất tẩy rửa mạnh: Khi tiếp xúc với chất tẩy rửa có độ pH cao, hoặc chất hóa học sẽ khiến vải dễ bị tổn thương và giảm chất lượng.
Ứng dụng sợi Spandex trong lĩnh vực thời trang
Như đã đề cập trên, sợi Spandex có thể hòa trộn được cùng nhiều loại vải khác nhau như với cotton, polyester, len.
Và từ đây giúp tạo ra thêm nhiều nguyên liệu vải đa dạng khác như sự kết hợp giữa vải Spandex-Polyester với sợi sợi cao su tổng hợp tạo nên thun chỉ, hoặc sợi cao su tự nhiên với Spandex-Polyester cho ra thun dệt kim,… Cho ra nhiều dạng vải, thun phục vụ trong may mặc quần áo, đầm, váy, túi xách, đồ bơi, chăn ga gối,…
Bài viết vừa rồi là những thông tin cơ bản về sợi Spandex, cũng như giúp bạn hiểu rõ ưu điểm của từng loại vải Spandex. Theo dõi ngay Toàn Thịnh, để cập nhật những thông tin hữu ích xoay quanh ngành dệt may.