Đại dịch Covid-19 bùng nổ đã khiến nền kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng, đang có những biến chuyển mạnh mẽ. Các ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam như gỗ, sắt thép hay thức ăn chăn nuôi có xu hướng tăng giá một cách chóng mặt.
Tác nhân đằng sau đó là một cụm từ mà tưởng chừng như đã biến mất từ nhiều năm qua, bỗng dưng trở nên thịnh hành và được bàn tán xôn xao trên thị trường ngày nay. Đó chính là Super Cycle – bão siêu chu kỳ tăng giá hàng hóa.
Vậy siêu chu kỳ tăng giá hàng hóa là gì? Nó tác động như thế nào tới nền kinh tế Việt Nam cũng như cả thế giới? Và liệu có lối đi nào dành cho ngành dệt may trong thời kỳ Super Cycle như hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin chi tiết.
Sự bùng nổ của bão siêu chu kỳ tăng giá hàng hóa năm 2021
Siêu chu kỳ tăng giá là gì?
Siêu chu kỳ tăng giá hàng hóa hay còn gọi siêu chu kỳ kinh tế, là sự gia tăng về giá của đồng loạt các mặt hàng sản xuất trên thị trường ngày nay như sắt thép, thực phẩm, lúa gạo, nhựa cũng như tất cả những sản phẩm ảnh hưởng tới đời sống của người tiêu dùng.
Một siêu chu kỳ điển hình không phải là sự biến động về giá cả hàng hoá từ 20 – 50% theo từng ngày, mà là xu hướng tăng giá trong thời gian dài, có thể lên tới hàng chục năm.
Trong 100 năm qua, thế giới mới chỉ trải qua bốn siêu chu kỳ tăng giá:
- Lần 1 (1894 – 1930): thời kỳ công nghiệp hóa của Mỹ.
- Lần 2 (1932 – 1960): Châu Âu và Nhật Bản tái thiết lập đất nước sau thế chiến thứ 2. Cơ sở hạ tầng tại nhiều nơi đã bị phá hủy bởi bom đạn và cần được gây dựng lại. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, kéo theo giá cả hàng hóa chung của thị trường cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ.
- Lần 3 (1973 – 1999): thời kỳ đại suy thoái của nền kinh tế thế giới.
- Lần 4 (2000 – 2015): thời kỳ công nghiệp hóa và đô thị hóa của Trung Quốc sau khi cải cách và mở cửa nền kinh tế vào những năm cuối thế kỷ 20. Nếu nhìn vào những tòa nhà cao chọc trời xuất hiện tại Thượng Hải, Ma Cao hay Bắc Kinh, thì có thể tưởng tượng được lượng tài nguyên khổng lồ được đổ vào chúng nhiều như thế nào.
Theo dự báo của các nhà kinh tế học trên thế giới, năm 2021 sẽ xuất hiện cơn bão siêu chu kỳ tăng hóa hàng hóa lần thứ 5 trong lịch sử. Vì đâu mà các chuyên gia nhận định như thế?
Nguyên nhân
Hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra bởi Covid-19 được các nhà phân tích đánh giá là lớn nhất trong hơn 200 năm qua kể từ năm 1873. Đây là tác nhân khiến cả thế giới phải đặt dấu chấm hỏi lớn, liệu sẽ xuất hiện siêu chu kỳ tăng giá lần thứ 5? Bởi trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, kèm theo nhu cầu sản xuất và tiêu thụ tăng cao đã đẩy giá cả hàng hóa lên một tầm cao mới.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, siêu chu kỳ tăng giá có liên quan tới Trung Quốc, bởi quốc gia này sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới, trị giá khoảng 23 nghìn tỷ USD. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang chiếm 50-60% nhu cầu tiêu thụ các loại hàng hóa thiết yếu của thế giới. Do đó, siêu chu kỳ giá đang chịu sự chi phối mạnh mẽ từ kế hoạch phát triển 5 năm tiếp theo của Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc còn là quốc gia xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, vì thế nước ta cũng khó tránh khỏi sự ảnh hưởng nặng nề của siêu chu kỳ tăng giá hiện nay.
Hậu quả
Biểu đồ giá của các loại hàng hóa thế giới cho thấy, trong hơn 1 năm vừa qua, từ ngành năng lượng, vật liệu xây dựng tới nông sản đều có xu hướng tăng giá liên tục 30 – 50%.
Các nguyên phụ liệu đầu vào của ngành công nghiệp như gỗ đã tăng 10%, sắt thép tăng đến 30% hay vật liệu nhựa tăng từ 30-40%. Trong đó, các mặt hàng nông sản như ngô tăng hay đậu tương có chiều hướng tăng giá cực nhanh. Đặc biệt, các sản phẩm kim loại đã có mức tăng khủng lên đến 85%.
Đây là những biến số ảnh hưởng trực tiếp tới bài toán kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, việc tăng giá đột ngột các nguyên vật liệu đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất điêu đứng và dẫn đến tình trạng thua lỗ.
Tình hình ngành dệt may trong bối cảnh siêu chu kỳ tăng giá hàng hoá
Đứng trước cơn bão siêu chu kỳ hàng hóa, hầu hết các mặt hàng tiêu dùng cũng như nguyên vật liệu công nghiệp đang tăng giá chóng mặt. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số tín hiệu đáng mừng cho ngành dệt may trong nước. Bộ Công Thương đã đánh giá ngành dệt may hiện đang sở hữu cơ hội phát triển vô cùng lớn sau văn bản ký kết của các hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt là tiềm năng mở rộng ngành xuất khẩu và tiếp cận các thị trường thương mại lớn trên toàn cầu.
Số đơn hàng dệt may đã tăng trưởng trở lại trong những tháng đầu năm 2021, sau khi vaccine phòng dịch Covid-19 được tung ra thị trường. Theo thống kê tháng 1/2021, chỉ số sản xuất ngành dệt và chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, một số sản phẩm trong ngành tăng lên đến 35,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Dưới sự chỉ đạo kịp thời của Nhà nước trong phòng chống dịch COVID-19, Việt Nam là nước duy nhất trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới không bị cách ly và không bị ngưng trệ sản xuất. Đây là nguyên nhân chính giúp cho ngành dệt may tại Việt Nam có mức giảm xuất khẩu thấp nhất, đặc biệt là mặt hàng quần áo.
Giá cả và chất lượng nguyên vật liệu ổn định, ít chịu tác động bởi thị trường, chính là đặc thù của ngành dệt may. Trong khi đó, đối với hầu hết các ngành nghề khác thì việc ổn định giá cả hàng hóa trong thời kỳ khủng hoảng, sẽ luôn đi kèm với việc giảm chất lượng. Mục đích là để đảm bảo đáp ứng đủ số lượng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất.
Dệt may có một lợi thế khiến hầu hết các ngành nghề khác phải ngưỡng mộ, đó là giá cả nguyên vật liệu thun dệt luôn được bình ổn và giữ mức tăng nhẹ chỉ trong khoảng 2-5%. Nhờ vào chính sách mới được thông qua bởi
Tổng cục Hải quan
theo khoản 7, điều 16 LuậtThuế xuất nhập khẩu
.Chính vì thế, dệt may vào thời điểm hiện tại có thể xem là mảnh đất kinh doanh béo bở, mang đến lợi nhuận hấp dẫn cho những doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội.
Công ty chuyên cung cấp nguyên phụ liệu thun dệt đáng tin cậy tại TP HCM
Sau đại dịch Covid-19, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu nội địa để giảm thiểu tình trạng phụ thuộc nguồn cung từ bên ngoài.
Toàn Thịnh hiện là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp và sản xuất dây thun dệt uy tín với gần 20 năm kinh nghiệm trên thị trường. Công ty luôn được các đối tác ưu tiên lựa chọn và đánh giá cao. Sở hữu trang thiết bị hiện đại, các sản phẩm phụ liệu dây thun dệt của Toàn Thịnh luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng và có sự đồng nhất về màu sắc. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận sản xuất thun dệt theo thông số yêu cầu của khách hàng.
Các mặt hàng thun dệt chất lượng cao của Toàn Thịnh bao gồm thun dệt thoi, thun dệt kim và thun chỉ luôn có hóa đơn, chứng từ đầy đủ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Công ty cũng cam kết về nguồn hàng ổn định và chính sách giá tốt nhất cho các doanh nghiệp.
Toàn Thịnh luôn nỗ lực để cung cấp những sản phẩm chất lượng hàng đầu đến tay khách hàng. Với đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng khi cần thiết, nhằm đảm bảo đem lại sự hài lòng nhất cho mỗi khách hàng khi đến với Toàn Thịnh.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm thông tin về các sản phẩm và để nhận giá ưu đãi tốt nhất.