Vải không dệt là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của vải không dệt

Trong ngành dệt may, thuật ngữ vải không dệt không những quen thuộc mà còn thông dụng. Đây cũng là một trong những loại vải phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng. Vậy vải không dệt là gì? Chúng có những ưu, khuyết điểm nào và vải không dệt thường ứng dụng trong lĩnh vực nào? Cùng Toàn Thịnh tìm hiểu thông tin về loại vải này qua bài viết dưới đây.

Vải không dệt là gì?

Vải không dệt được biết đến với tên gọi tiếng Anh là non-woven fabric. Đây là loại vải được tạo thành từ các hạt nhựa tổng hợp (polypropylene) cùng với một số thành phần bổ sung khác tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. 

Các hạt nhựa được liên kết với nhau bởi dung môi hóa chất hoặc nhiệt cơ khí của các loại máy móc tân tiến. Để tạo thành những tấm vải xốp, mỏng, có độ bền cao và trọng lượng rất nhẹ, các hạt nhựa hoặc chất kết dính cần phải trải qua quá trình kéo sợi. Và trong suốt quá trình chúng vẫn kết hợp với nhau để tạo thành tấm vải không dệt hoàn chỉnh. Bởi quy trình sản xuất của loại vải này không trải qua quá trình dệt vải như những loại vải khác, nên chúng được gọi là vải không dệt.

 khái niệm vải không dệt
Thế nào là vải không dệt? (Nguồn: Internet)

Hơn thế nữa, trước khi tạo thành tấm vải không dệt, các nhà sản xuất sẽ tiến hành trộn các loại vải tái chế khác theo tỷ lệ phần trăm phù hợp. Nó dựa trên công đoạn tính toán một cách khoa học và kỹ lưỡng. Mặt khác, một số loại vải không dệt sau khi chế tạo ra cũng mang tính chất có thể tái chế sau mỗi lần sử dụng.

Nguồn gốc của vải không dệt

Theo các tài liệu ghi nhận, nguồn gốc của vải không dệt khá đặc biệt và ngẫu nhiên. Xuất xứ của nó thực chất không xuất phát từ một dự án đã được nghiên cứu trước đó, mà chỉ phát sinh ý tưởng dựa trên câu chuyện của những người lữ hành. 

Cụ thể, nhóm người này đi ngang qua sa mạc bằng dép, nhưng do đi đường dài chân bị đau, họ nảy ra cách dùng búi len đặt lên trên dép nhằm giảm bớt sự đau chân. Trong quá trình di chuyển, các sợi len đã tự động đan vào nhau và liên kết thành một khối vải hoàn chỉnh từ áp lực của bàn chân, nhiệt độ cao của không khí và độ ẩm.

nguồn gốc của vải không dệt
Vải không dệt bắt nguồn từ câu chuyện của những vị khách lữ hành

Vào thế kỷ XIX, nước Anh đã trở thành “ông trùm” trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may. Trong quá trình dệt may, nhất là trong khâu cắt vải, một lượng lớn chất xơ đã bị “đào thải”. 

Garnett, một kỹ sư may mặc giỏi là người phát hiện ra điều đó. Tiếp nối sự phát hiện của mình, Garnett đã nghiên cứu và tạo ra một thiết bị cắt xơ thừa thành dạng sợi và đã được ứng dụng để làm ruột gối. 

Sau đó, ông tìm cách liên kết các sợi xơ này lại với nhau bởi chất kết dính và tạo thành một tấm vải hoàn chỉnh. Chính bởi “điểm sáng” trong nghiên cứu này, vải không dệt đã được chế tạo thành công và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

Quy trình sản xuất vải không dệt

Như đã nêu trên, vải không dệt được làm từ các hạt nhựa tổng hợp, cụ thể là được làm từ nhựa cây. Chính các thành phần trong nhựa cây đã khơi nguồn cho sự sản xuất vải không dệt theo công thức bình thường. 

quy trình sản xuất vải không dệt
Quy trình tạo ra vải không dệt không hề phức tạp

Quy trình sản xuất vải không dệt được bắt đầu từ việc những người thợ may sẽ cho các hạt nhựa tổng hợp (polypropylene) cùng vào trong một chiếc máy trộn và trộn đều. Sau đó, phần nguyên liệu vừa được trộn sẽ được chuyển qua máy cán. Công đoạn này là để nhựa được kết hợp với các hóa chất trơ kèm theo xử lý nhiệt để hoàn thiện tấm vải chỉnh chu nhất.

Ưu điểm của vải không dệt

Vải không dệt được người dùng ưa chuộng bởi một số ưu điểm nổi bật.

Độ bền cao, chịu lực tốt

Nhờ các đặc tính riêng biệt của các hạt nhựa tổng hợp nên vải không dệt có tính chịu lực tốt cùng với độ bền cao. Lấy ví dụ một chiếc túi được làm từ vải không dệt, chúng có thể chứa đựng các vật phẩm với tổng trọng lượng dao động từ 3kg đến 10kg, tùy theo mục đích và bối cảnh sử dụng. 

Màu sắc đồng bộ

Do vải không dệt được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, nên màu sắc của loại vải này cũng là màu tự nhiên. Và rất đều màu tại mọi vị trí của tấm vải. Chính vì thế, người dùng có thể bảo quản vải trong thời gian dài mà không sợ vải bị bạc màu.

Dễ dàng in ấn

Với chất liệu tốt như vải không dệt, việc in ấn các thông tin hoặc hình ảnh đều được thực hiện một cách dễ dàng. Chất lượng hình in luôn được đảm bảo rõ ràng và sắc nét. Ví dụ, các công ty có thể in thông tin như tên thương hiệu, logo, mã QR, số điện thoại,…để tạo độ truyền thông một cách thuận tiện và dễ dàng.

ưu điểm của vải không dệt
Các loại túi vải không dệt vừa đa dạng màu sắc, vừa chịu lực tốt 

Thân thiện cho môi trường

Theo nghiên cứu, thời gian phân hủy của các sản phẩm làm từ vải không dệt từ 2 đến 7 năm. Tuy nhiên, trong quá trình phân hủy chúng sẽ không tiết ra bất kỳ chất thải nào gây hại đến môi trường. Do đó, vải không dệt được đánh giá là thân thiện với môi trường và an toàn cho người dùng. 

Giá thành thấp

Chất lượng của vải không dệt tốt và không kém cạnh các dòng vải khác. Nhưng giá thành của chúng lại thấp mặc dù cùng mục đích dùng như vải bạt, vải dệt,…

Hạn chế của vải không dệt

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, dòng vải không dệt vẫn tồn tại một số hạn chế mà người dùng cần lưu ý như:

  • Khả năng thấm hút tốt, dễ phân hủy nên tuổi thọ sản phẩm làm từ vải không dệt ngắn.
  • Vải không dệt không phù hợp khi tiếp xúc với nước. Do đó chúng sẽ dần bị biến đổi tính chất và trở nên kém bền hơn.
  • Đòi hỏi người dùng cần phải cẩn thận trong việc bảo quản.
hạn chế của vải không dệt
Một số khuyết điểm của vải không dệt

Ứng dụng của vải không dệt

Với sự phát triển và xu hướng của người tiêu dùng hiện nay, họ thường ưu tiên về các vật phẩm hoặc chất liệu thân thiện với môi trường. Do đó, vải không dệt ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Lĩnh vực ngành may mặc

Sản phẩm phổ biến nhất trong ngành may mặc chính là túi vải không dệt. Bởi chúng sở hữu sự dẻo dai và quá trình in ấn dễ dàng. Không những vậy, vải không dệt còn được dùng để làm trang phục biểu diễn, miếng lót giày và quần áo.

 ứng dụng vải không dệt trong may mặc
Những túi vải không dệt sở hữu độ dẻo dai ấn tượng

Lĩnh vực nông nghiệp

Vải không dệt có tính năng bền và nhẹ nên chúng thường được dùng để ngăn chặn côn trùng trong suốt quá trình canh tác. Ngoài ra, vải không dệt còn giúp giữ ẩm tốt để thúc đẩy sự nảy mầm của hạt giống, đồng thời bảo vệ cây khỏi các loài sâu bọ mang mầm bệnh gây hại.

vải không dệt dùng trong nông nghiệp
Vải không dệt được vận dụng để giữ ẩm và bảo vệ cây trồng (Nguồn: Internet)

Lĩnh vực y tế

Những sản phẩm thường thấy nhất được làm từ vải không dệt trong lĩnh vực y tế đó là áo phẫu thuật, khẩu trang và áo cách ly (chỉ dành cho bác sĩ). Sở hữu đặc tính thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng nên gần như các sản phẩm của y khoa đều ưu tiên lựa chọn chất vải này.

 ứng dụng của vải không dệt trong y học
Vải không dệt được dùng làm khẩu trang và đồ bảo hộ trong lĩnh vực y tế

Lĩnh vực bảo hộ lao động

Tương đương với những ưu điểm nổi trội của vải không dệt, mà trong lĩnh vực bảo hộ lao động đã có những sản phẩm ứng dụng thành công từ chất vải này. Ví dụ như găng tay, quần áo, giày bảo hộ và mặt nạ chống khói.

vải không dệt trong bảo hộ lao động
Các sản phẩm trong lĩnh vực bảo hộ lao động đều được làm từ vải không dệt

Lĩnh vực hàng không

Không chỉ ứng dụng tốt trong các lĩnh vực kể trên, mà ngay cả lĩnh vực hàng không cũng sử dụng đến vải không dệt. Chúng thường được dùng để làm các vật dụng như đồ dùng một lần cho khách (túi nôn), đồ nội thất máy bay,…

vải không dệt trong lĩnh vực hàng không
Túi nôn dùng trên máy bay được làm từ vải không dệt

Bài viết đã mang đến cho bạn kiến thức tổng quan về vải không dệt như khái niệm, các ưu/nhược điểm và ứng dụng của loại vải này trong thực tế. Hãy truy cập vào website Toàn Thịnh để có được nhiều thông tin hữu ích khác. Toàn Thịnh là đơn vị cung cấp thun dệt kim, thun chỉ, thun dệt thoi chất lượng và uy tín hàng đầu. Khi đến với Toàn Thịnh, bạn không chỉ có được những sản phẩm tốt mà còn được tư vấn rất tận tình, cùng với giá cả thành phẩm “vừa túi tiền”. Chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.