Vải dệt kim là gì? Ưu và nhược điểm của vải dệt kim

 

Trong những năm gần đây, vải dệt kim được ưa chuộng sử dụng trong ngành may mặc bởi sở hữu nhiều ưu điểm. Vậy vải dệt kim là gì? Vải dệt kim có bao nhiêu loại và được sản xuất như thế nào? Tất cả những điều bạn thắc mắc sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.

 

Vải dệt kim là gì

 

Vải dệt kim là những vòng sợi vải được liên kết một cách hệ thống. Chúng liên kết với nhau thông qua cơ cấu chuyển động nâng, hạ kết hợp với phương pháp đóng mở kim từ hệ thống kim dệt và cam dệt được đặt bên trên máy dệt. Từ đó, những vòng sợi vải này sẽ được tạo thành các vòng sợi tiếp nối nhau.

 

vải dệt kim là gì
Định nghĩa về vải dệt kim

 

Nói một cách khác, việc hình thành vải dệt kim là từ việc vòng sợi mới sẽ được hình thành phía trước vòng sợi cũ và vòng sợi cũ sẽ lồng qua vòng sợi mới. Cấu trúc này giúp cho vải dệt kim trở nên đàn hồi và xốp hơn các loại vải còn lại.

 

Hàng dệt kim là hàng gì?

 

Hàng dệt kim là loại hàng được may từ loại vải làm từ một sợi hay nhiều sợi đan vòng và liên kết với nhau như cách mà người xưa đan bằng kim đan và sợi bóng. Với tính chất giãn tốt nên vải dệt kim thích hợp để sản xuất các vật dụng thường ngày như áo, mũ, vớ,…. Ngoài ra, vải dệt kim cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác.

 

Nguồn gốc của vải dệt kim

 

Có nhiều dấu hiệu cho thấy vải dệt kim đã xuất hiện từ rất lâu. Hiện vật làm từ vải dệt kim được nhà khảo cổ tìm thấy tại Ai Cập và có niên đại từ từ thế kỷ XI. Theo một vài ghi chép khác thì vải dệt kim thậm chí có nguồn gốc lâu đời hơn thế nữa.

 

dệt kim là gì
Vải dệt kim có lịch sử lâu đời

 

Đa số các tài liệu chỉ ra rằng vải dệt kim có nguồn gốc từ các nước Trung Đông. Sau đó, vải dệt kim được vận chuyển sang các nước khác qua tuyến đường thương mại Địa Trung Hải. Tiếp theo là đến các nước tại châu Mỹ, châu Âu và hiện tại là được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia.

 

Đặc điểm và tính chất của vải dệt kim

 

Vải dệt kim có cấu trúc khá độc đáo về vòng sợi khi các vòng đó được sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau. Đối với những vòng sợi được xếp thành hàng cột dọc thì gọi là cột vòng, còn đối với những vòng sợi xếp theo hàng ngang thì sẽ gọi là hàng vòng.

 

Tại mỗi cột vòng, vòng sợi có thể được sắp xếp theo hướng nằm xiên hay chiều thẳng đứng. Việc này sẽ giúp các sợi tạo thành những đường zigzag. Ngoài ra, cách sắp xếp này còn tạo sự đối xứng trên bề mặt vải và nó có thể được sắp xếp xiên sang phải hoặc trái dựa theo chiều dệt của máy.

 

hàng dệt kim là hàng gì
Đặc điểm, tính chất của vải dệt kim

 

Với cấu trúc vòng sợi vô cùng đặc trưng, vải dệt kim có những tính chất ưu việt như:

 

  • Vải có bề mặt mềm mại, xốp và thoáng
  • Khả năng co giãn của vải cũng như độ đàn hồi tốt
  • Vải có độ bền tốt khi có thể chịu được lực tác động lớn

Xem thêm: Những cách phân biệt giữa vải dệt thoi và dệt kim

 

Phân tích ưu, nhược điểm của vải dệt kim

 

Ưu và nhược điểm của vải dệt kim là gì mà được ưa chuộng sử dụng để làm các sản phẩm thời trang hiện nay? Tìm hiểu cùng Toàn Thịnh ngay sau đây.

 

Ưu điểm của vải dệt kim

 

  • Vải dệt kim có bề mặt mềm mại dù có kết cấu khá đơn giản. Ngoài ra, ưu điểm này sẽ được thể hiện rõ thêm nếu đó là loại vải được dệt từ sợi polyester. Bạn có thể đọc thêm về loại sợi này qua bài viết về vải Polyester của Toàn Thịnh.
  • Độ thoáng khí tương đối cao, không gây ra cảm giác bí bách cho người sử dụng.
  • Có độ co giãn tốt kết hợp với khả năng đàn hồi cao. Vải dệt kim được xem là một lựa chọn thông minh cho các trang phục có dáng ôm hay may để mặc vào mùa hè.
  • Khả năng giữ nhiệt tốt nên giúp người mặc có thể giữ ấm cơ thể tốt hơn. Vải len là loại chất liệu phổ biến nhất đối với cách dệt này.
  • Chất liệu vải dệt kim ít bị nhăn hơn các loại vải khác. Bởi độ co giãn tốt, giúp quần áo không bị tạo thành các nếp gấp, mất phom dáng.

 

vải dệt kim
Vải dệt kim sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

 

Nhược điểm của vải dệt kim

 

Bên cạnh các ưu điểm, vải dệt kim cũng tồn tại một số điểm hạn chế như:

 

  • Nếu một sợi chỉ tình cờ bị tuột ra thì những sợi vải khác cũng sẽ mất đi sự liên kết trên bề mặt vải. Do đó, bạn cần phải cẩn thận khi mặc loại trang phục được dệt từ vải dệt kim, tránh mất đi phom dáng ban đầu.
  • Mép vải dệt kim dễ bị quăn sau khi sử dụng nên bạn sẽ mất kha khá thời gian để làm thẳng vải.

 

Các loại vải dệt kim được sử dụng phổ biến

 

Trên thực tế, vải dệt kim không chỉ có một loại mà được chia thành nhiều loại với tên gọi khác nhau. Mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng. Hiện nay có 6 loại vải dệt kim phổ biến như vải dệt kim Interlock, Rib, Single Jersey, Tricot, Milan, Raschel.

 

Vải dệt kim Interlock

 

Vải dệt kim Interlock rất đặc biệt khi có hai mặt vải được dệt giống nhau và đều là mặt phải. Tức là, những cột vòng phải của lớp vải này được dệt sao cho chồng khít lên nhau và bị che lấp hoàn toàn bởi các cột vòng phải của lớp vải kia.

 

cấu trúc vải dệt kim
Vải dệt kim Interlock có cấu trúc đặc biệt

 

Đặc điểm của vải dệt kim Interlock ngang này là không bị quăn mép, độ co giãn thấp, bề mặt khá mịn và bóng, khó bị tuột vòng.

 

Vải dệt kim Rib

 

Vải dệt kim Rib là loại vải có hai mặt phải, được cấu trúc từ các cột vòng trái xen kẽ với các cột vòng phải. Từ đó, hai cột vòng được tạo thành dựa trên hai mặt phẳng song song. Loại vải này có tính đàn hồi tốt, độ dày cao và ít khi bị quăn mép vải.

 

Vải dệt kim Single Jersey

 

Vải dệt kim Single Jersey là loại vải gồm 2 mặt cấu tạo từ các cột vòng trái xen kẽ với các cột vòng phải, từ đó tạo thành 2 lớp cột vòng song song. Loại vải này cũng có tính đàn hồi được đánh giá tốt, ít bị quăn mép vải và độ dày cao.

 

các loại vải dệt kim
Vải dệt kim Single Jersey

 

Vải dệt kim Tricot

 

Khác với các loại vải dệt kim vừa kể trên, vải dệt kim Tricot có cấu tạo mặt phải là hệ thống gân dọc trong khi mặt trái là gân ngang. Việc này sẽ giúp vải có khả năng đàn hồi tốt, kết cấu mềm mại hơn và độ ủ nhất định. Một số mẫu vải phổ biến mà bạn có thể tìm hiểu là Tico, Rasche, Milanis, Simplex và Lachelle.

 

Vải dệt kim Milan

 

Vải dệt kim Milan là một loại vải có trọng lượng khá nhẹ, bề mặt có độ mềm mịn. Khi được sử dụng để may trang phục, vải dệt kim Milan dễ đứng dáng và khá bền so với các loại vải dệt kim khác. Cấu trúc của loại vải này bao gồm các hệ thống gân dọc rõ nét ở phía mặt phải và các đường chéo nằm tại phía mặt trái.

 

tên các loại vải dệt kim
Vải dệt kim Milan với trọng lượng khá nhẹ

 

Vải dệt kim Raschel

 

Cuối cùng là vải dệt kim Raschel, với cấu trúc phức tạp nhất trong các loại vải dệt kim. Vải Raschel có các hệ thống mắt lưới thưa và kết cấu của hai mặt vải tương tự nhau. Loại vải này hầu như không có độ co giãn nên thường được sử dụng để làm vật liệu thông gió trong ngành thời trang.

 

Các phương pháp sản xuất vải dệt kim

 

Phương pháp để sản xuất vải dệt kim là gì là một trong những câu hỏi được quan tâm hiện nay. Theo đó, có hai phương pháp sản xuất vải dệt kim cơ bản là đan ngang và đan dọc.

 

chất liệu dệt kim là gì
Các phương pháp sản xuất vải dệt kim

 

Phương pháp đan ngang

 

  • Vải dệt kim đơn theo phương pháp đan ngang có thể kể đến như Jersey, Lacoste.
  • Vải dệt kim đôi theo cách đan ngang có thể kể đến như Kim tuyến, Interlock, Terry, Cable,…

 

Phương pháp đan dọc

 

Một số loại vải dệt kim theo phương pháp đan dọc thường thấy là vải Raschel, vải hoa mai,…

 

Dệt kim và dệt thoi khác nhau như thế nào?

 

Bên cạnh dệt kim, dệt thoi cũng là một phương pháp sản xuất vải phổ biến. Về hình thức, hai loại vải này tương đối giống nhau, nhưng vẫn có một số dấu hiệu rõ ràng để phân biệt. Vậy cụ thể vải dệt kim và dệt thoi khác nhau như thế nào? Bạn có thể thử làm theo một trong hai cách sau đây:

 

Phân biệt bằng cách thử kéo căng vải

 

Đối với loại vải dệt kim thì khi bạn kéo căng vải theo chiều ngang thì nó sẽ giãn ra khá nhiều. Tuy nhiên, khi bạn kéo căng vải dệt kim theo chiều dọc thì bạn chỉ kéo giãn được một chút.

 

Trong khi đó, vải dệt thoi lại hầu như không thể kéo giãn được theo chiều dọc và chỉ kéo giãn ra theo chiều ngang một ít.

 

Phân biệt bằng khả năng chống nhăn của vải

 

Vải dệt kim có khả năng chống nhăn tốt. Khi bạn nắm chặt một miếng vải và buông tay ra ngay thì miếng vải ấy sẽ trở về hình dạng phẳng ban đầu sau vài giây. Trong khi đó, cũng cùng một cách trên thì vải dệt thoi lại bị nhăn ngay và không thể phẳng lại như ban đầu nếu không sử dụng bàn ủi.

 

dệt kim và dệt thoi
Phân biệt bằng khả năng chống nhăn của vải

 

Ứng dụng của vải dệt kim trong ngành may mặc và đời sống

 

Tương tự như các loại vải khác, vải dệt kim được ứng dụng nhiều trong ngành may mặc. Cụ thể, tùy theo từng loại vải thì bạn có thể sử dụng để may trang phục phù hợp. Ví dụ:

 

  • Nếu bạn muốn may các trang phục như váy, đầm thì vải dệt kim Jersey, Ribs hay Interlock,… nên được ưu tiên sử dụng.
  • Đối với vải dệt kim Tricot, vì có cấu trúc tương tự vải ren nên sẽ phù hợp để may đồ lót. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng loại vải dệt kim Interlock và Jersey để may quần áo lót.
  • Các đồ vật như ba lô, túi xách,… thường dùng vải Raschel làm nguyên liệu vì có độ dày cao, ít khe hở.

 

Tóm lại, vải dệt kim có nhiều ưu điểm và là loại vải được sử dụng khá phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang. Bên cạnh đó, kỹ thuật dệt kim cũng được ứng dụng để tạo ra thun dệt kim – một loại phụ liệu quan trọng trong ngành may mặc.

 

Đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm được định nghĩa vải dệt kim là gì, có những loại nào và ưu nhược điểm ra sao. Hãy theo dõi Toàn Thịnh để cập nhật các bài viết chia sẻ hữu ích về ngành dệt may. Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về các sản phẩm thun dệt chất lượng.

 

span> ngay với chúng tôi để được tư vấn về các sản phẩm thun dệt chất lượng.