Tổng hợp các loại vải chống thấm nước phổ biến hiện nay

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như thích ứng được trong các điều kiện thời tiết, hiện nay các loại vải chống thấm nước ngày càng được quan tâm và được sử dụng nhiều hơn. Đúng như với tên gọi, “vải chống nước” chất liệu của nó không chỉ giúp thấm nước tốt mà còn có thể ứng dụng đa dạng trong cuộc sống. Vậy chính xác vải chống thấm nước là gì? Cùng khám phá những thông tin hữu ích về những loại vải không thấm nước trong bài viết dưới đây.

Vải chống thấm nước là gì?

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày, việc sở hữu sản phẩm, vật dụng là vải chống nước giúp tiện lợi hơn. Bởi, chúng không những bảo vệ đồ đạc, thiết bị hoặc thậm chí giúp bạn tránh khỏi những tác động của nước. Những loại vải này thường có chất lượng cao và có khả năng ngăn thấm nước vào bên trong. Thông thường, chất vải chống nước này được phủ lớp chống thấm như polyester, nylon, PVC, PE, TPE, silicon hoặc sáp. 

vải chống thấm nước
Chất vải chống thấm nước được làm từ các nguyên liệu khác nhau

Quá trình sản xuất của vải chống thấm nước được diễn ra theo quy trình đặc biệt để cung cấp đến người dùng được tính năng chống thấm hiệu quả. Để có được sản phẩm hoàn chỉnh, đầu tiên sẽ cần tấm vải dệt (có thể làm từ bất cứ chất liệu nào) hoàn chỉnh. Sau đó, nhằm giúp vải có thể ngăn nước, sợi vải này sẽ được phủ một lớp chống thấm. Cuối cùng, sau khi sản phẩm được hoàn thiện sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính chất lượng và tính chống thấm.   

Ưu điểm và nhược điểm của các loại vải không thấm nước

Ưu điểm

Mặc dù, mỗi loại vải sẽ có những tính chất và đặc điểm khác nhau, tuy nhiên chúng đều có vai trò chống nước, ẩm ướt với hiệu quả tốt. Ngoài ra, vải chống nước thường được làm từ các sợi dệt tổng hợp có chất lượng cao hỗ trợ sản phẩm có độ bền bỉ cao, chống lại sự mài mòn cũng như kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Song đó, với vật dụng là vải không thấm nước giúp giữ cho sản phẩm nhẹ và linh hoạt, yếu tố này rất quan trọng trong sản xuất túi xách, áo mưa, giày và hơn thế nữa. Đặc biệt, chất liệu ngăn thấm nước thường rất dễ vệ sinh, lau chùi và bảo quản. Điều này cho phép việc làm sạch trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Vải chống thấm nước được sản xuất với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau, cho phép bạn lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu, sở thích cá nhân của mình. Đồng thời, nhờ những sợi vải dệt có lớp ngoài trơn nên có khả năng chống gió tốt cùng với việc khó bám bụi.

các loại vải chống thấm nước
Các loại vải chống thấm nước được ứng dụng đa dạng trong cuộc sống

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu việt nổi trội, dạng vải không thấm nước vẫn tồn tại một số hạn chế, có thể kể đến như:

  • Thoát khí kém: Hầu hết, những loại vải này không cho phép hoặc có khả năng thoát hơi không tốt, dẫn đến hiện tượng bí bách và làm ẩm bên trong, đặc biệt khi sử dụng trong điều kiện thời tiết nóng.
  • Khả năng hút ẩm kém: Với các sản phẩm như quần áo được sản xuất từ vải chống thấm khiến người mặc sẽ cảm thấy không thoải mái. Bởi, chất liệu hút ẩm và mồ hôi thấp, do đó, nếu sử dụng những đồ vật này chẳng hạn như dù chống nước điều này vô tình khiến vải sẽ hấp thụ nhiệt và khiến không gian nóng hơn.

Các loại vải chống thấm nước phổ biến

Vải dù chống thấm nước

Vải dù hay còn được biết đến là vải Polyester , với chức năng chống mài mòn, độ bền tốt. Đồng thời, vải dù có thể chống được nhăn, sau quá trình vệ sinh và giặt giũ, sợi vải vẫn giữ được hình dáng ban đầu. Không những vậy, giá thành của vải polyester không quá đắt vì thế được lựa chọn và sử dụng phổ biến, cùng với đó chất liệu vải được ứng dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau.

vải dù chống thấm nước
Sợi polyester có đặc tính ngăn nước thấm tốt

Vải canvas chống thấm nước 

Vải canvas được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như làm giỏ xách, màn che, lều trại, đồ bảo hộ vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội. Trong những ưu điểm đó không thể kể đến tính chống thấm nước. Chất liệu canvas thường được dệt từ sợi vải cotton và polyester theo tỉ lệ 6,5:3,5. Sự kết hợp này giúp cho vải canvas có khả năng chống chịu tốt dưới sự tác động của môi trường 

vải canvas chống thấm nước

Vải canvas chống thấm nước 

Vải nylon chống thấm 

Bên cạnh đó, chất liệu của vải nylon cũng được sử dụng rất nhiều, với sợi dệt làm từ các thành phần tổng hợp giúp ngăn thấm nước hiệu quả. Vải nylon cũng rất linh hoạt, giúp nó dễ dàng được sử dụng trong việc sản xuất các sản phẩm đòi hỏi độ uốn dẻo như túi xách, giày, quần áo thể thao và đặc biệt phù hợp trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

chất liệu nylon không thấm nước
Không thấm nước với vật liệu được làm từ vải chất liệu nylon

Vải PVC chống thấm 

Với đặc tính của nhựa PVC, vì thế chất liệu của vải này có độ co giãn cao cũng như chịu được áp lực của gió, tình hình thời tiết. Vải PVC không chỉ được ứng dụng trong ngành may mặc, thú vị hơn là còn được sử dụng trong xây dựng để tạo lớp chống thấm cho mái, tường, hồ bơi và nhiều công trình khác. Đặc tính của vải có thể giúp cho công trình không bị xâm nhập của nước. 

vải pvc chống dính nước
Sản phẩm sợi dệt PVC cũng giúp đồ vật không bị dính nước

Những ứng dụng của vải không thấm nước trong đời sống

Trong ngành may mặc

Với công dụng chống nước trong mọi thời tiết, đặc biệt là ảnh hưởng khi bị dính nước cùng với sự co giãn linh hoạt. Vì vậy, các loại vải chống nước được ứng dụng rộng rãi trong may mặc, nổi bất nhất có thể kể đến:

  • Áo mưa: Đối với sản phẩm này thường được làm từ chất liệu nylon thấm nước, giúp bảo vệ người mặc khỏi nước mưa, cũng như khô nhanh.
  • Quần áo thể thao: Nhiều sản phẩm thể thao như áo khoác lưới, quần áo lưới, và giày thể thao có lớp vải chống thấm nước để giữ cho người mặc khô ráo và thoải mái trong điều kiện ẩm ướt.
  • Mũ, găng tay: Sản phẩm từ chất liệu này có thể ngăn thấm nước bảo vệ đầu và tay khỏi mưa, hỗ trợ người đi đường không bị cản trở khi tham gia giao thông.
  • Áo khoác và áo vệ sinh công nghiệp: Trong ngành công nghiệp xây dựng, thể dục và làm việc ngoài trời, quần áo được làm từ vải chống thấm nước giúp bảo vệ người mặc khỏi tác động của mưa, cũng như thông thoáng.

Các vật dụng trong cuộc sống

Bên cạnh đó, vải chống thấm nước còn được ứng dụng đa dạng trong các sản phẩm khác nhau, gồm:

  • Lều, bạt: Thường được làm thành các loại dù, bạt lớn dùng để che nắng ở khu vực rộng như bãi đậu xe, cà phê,…
  • Túi xách, balo: Đây là những sản phẩm được sử dụng hầu như mỗi ngày và thường có tiếp xúc trực tiếp ngoài trời. Do đó, túi xách và balo thường được làm từ chất liệu có chống thấm hỗ trợ người sử dụng không bận tâm khi dính nước. 
  • Nội thất và trải giường: Hầu hết, ghế sofa trong nhà hoặc trải giường sẽ được mọi người chọn loại chuyên dụng chống nước. Điều này cho phép ngăn nước trong các trường hợp như đổ nước, dính mưa, đặc biệt dễ dàng vệ sinh mà không bị nhăn.
các sợi vải chống nước phổ biến
Các sợi vải chống nước sử dụng phổ biến đối với các đồ vật hàng ngày

 

Lưu ý khi dùng vải chống thấm

Nhằm giúp sản phẩm luôn giữ được tính năng tốt và bền bỉ theo thời gian, người dùng cần lưu ý một số điều sau trong quá trình sử dụng đồ vải chống thấm nước như sau:

  • Hãy đọc hướng dẫn chăm sóc và bảo quản của sản phẩm trước khi sử dụng. Một số sản phẩm có yêu cầu đặc biệt về cách giặt, làm khô, và lưu trữ.
  • Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc thuốc tẩy nếu không được khuyến nghị. Chúng có thể làm giảm khả năng chống thấm nước của vải.
  • Tránh để sản phẩm trong điều kiện nhiệt độ cao quá, bởi có thể làm hỏng lớp chống thấm nước.
  • Sau khi sử dụng sản phẩm trong điều kiện ẩm ướt hoặc bị bám bẩn, hãy lau chùi và làm sạch nó theo hướng dẫn để tránh sự hình thành của mảng bẩn hoặc mốc.

Vừa rồi là những chia sẻ về các loại vải chống thấm nước cũng những ưu và nhược điểm của chúng. Để cập nhật thêm các thông tin hữu ích và mới nhất về dệt may hãy truy cập và theo dõi thêm tại Toàn Thịnh.