4 phương thức sản xuất trong ngành dệt may: CMT – OEM/FOB – ODM – OBM

Nếu có tìm hiểu về ngành dệt may, chắc hẳn bạn đã nghe qua về các từ viết tắt như CMT, OME, FOB, ODM, OBM. Đó là những thuật ngữ dùng để chỉ 4 phương thức sản xuất trong ngành dệt may. Trong bài viết này, Dệt Toàn Thịnh sẽ giải thích khái niệm của đặc điểm của từng phương thức đó.

Phương thức CMT 

Trong ngành dệt may có 4 phương thức sản xuất bao gồm: CMT, OME/FOB, ODM và OBM. Mỗi phương thức được triển khai khác nhau và có những lợi thế riêng. Trong đó, CMT là phương thức sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất trong ngành dệt may Việt Nam hiện nay.

Các phương thức sản xuất ngành dệt may 

CMT là gì?

CMT là Cut-Make-Trim

  • Cut: cắt vải theo rập khách hàng cung cấp
  • Make: ráo vải và may thành sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu khách hàng cung cấp
  • Trim: loại bỏ chỉ thừa, kiểm tra lại sản phẩm sau đó may nhãn mác vào thành phẩm và đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.

CMT là phương thức sản xuất phổ biến nhất trong ngành may mặc hiện nay. Sản xuất bằng phương thức này không đòi hỏi nguồn vốn quá nhiều, ít tốn kinh phí. Bởi vì nếu sản xuất theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ nhận nguyên liệu từ bên đặt may và chỉ cần tiến hành cắt may theo yêu cầu để hoàn thành sản phẩm. Những nguyên liệu bên đặt hàng cung cấp cho xưởng may sẽ bao gồm:

  • Nguyên liệu: vải, phụ liệu, các loại chi phí vận chuyển
  • Mẫu thiết kế, rập
  • Máy móc thiết bị cần thiết để sản xuất theo yêu cầu đặt hàng

Lợi thế của nhà xưởng sản xuất theo phương thức CMT

Rất nhiều xưởng may hiện nay lựa chọn phương thức sản xuất CMT, nhất là những xưởng có quy mô vừa và nhỏ. Phương thức này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ngành dệt may Việt Nam hiện nay bởi vì nó có nhiều lợi thế cho doanh nghiệp:

  • Không cần quá nhiều vốn để mua nguyên liệu cũng như vận hành xưởng may.
  • Tiết kiệm chi phí quản lý vì xưởng may chỉ nhận gia công sản phẩm nên sẽ không có quá nhiều công đoạn cần quản lý.
  • Khách hàng cung cấp nguyên liệu nên xưởng may không cần chịu trách nhiệm về chất lượng đầu vào của sản phẩm.

Lợi ích của bên đặt hàng khi lựa chọn phương thức CMT

  • Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào: bởi vì bên đặt hàng sẽ tự lựa chọn nguyên liệu may mặc nên có thể đảm bảo chọn lọc kỹ càng, đảm bảo chất lượng thành phẩm.
  • Kiểm soát chi phí: việc tự mua nguyên liệu và chỉ trả thêm chi phí hoàn thiện sản phẩm sẽ tránh được những chi phí khác phát sinh.

Phương thức OME/FOB 

Nếu như phương thức CMT là doanh nghiệp chỉ việc nhận nguyên liệu và làm ra sản phẩm theo yêu cầu, thì ở phương thức OEM/FOB, xưởng may sẽ chịu trách nhiệm về đầu vào của sản phẩm.

phương thức FOB

OEM/FOB là gì?

OEM/FOB là gì?

OEM là từ viết tắt của Original Equipment Manufacturing, đây là phương thức sản xuất mà bên đặt hàng chỉ việc gửi mẫu cho xưởng may. Xưởng may sẽ chịu trách nhiệm mua nguyên liệu và phụ liệu để làm ra thành phẩm.

FOB là là từ viết tắt của Free On Board, nghĩa là doanh nghiệp sản xuất sẽ nhận đơn đặt hàng, sản xuất và sau đó đem hàng ra cảng biển. Phần chi phí và trách nhiệm phát sinh sau khi hàng được đưa ra cảng biển sẽ do bên đặt hàng đảm nhận.

Tóm lại, phương thức sản xuất OEM hay FOB tức là doanh nghiệp sản xuất sẽ tự quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, chịu trách nhiệm đến khâu đưa đơn đặt hàng ra cảng biển. Bên đặt hàng sẽ thanh toán hợp đồng cho xưởng may khi hàng hóa được đưa ra đến bến cảng.

Lợi thế của nhà xưởng khi sản xuất theo phương thức FOB

Lợi ích của việc sử dụng phương thức OEM/FOB về phía doanh nghiệp sản xuất bao gồm:

  • Lợi nhuận cao: việc tự chủ nguồn nguyên phụ liệu sản xuất sẽ giúp xưởng may nhập hàng từ nguồn cố định với giá tốt, từ đó giúp tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Chất lượng sản phẩm thống nhất: doanh nghiệp sản xuất làm chủ nguyên liệu và quy trình sản xuất cho nên các đợt sản phẩm của xưởng sẽ đồng đều, thống nhất.

Lợi ích của bên đặt hàng khi lựa chọn phương thức FOB

Đối với khách hàng, đơn đặt hàng OEM hay FOB cũng mang lại nhiều lợi ích như:

  • Tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Không cần bỏ ra quá nhiều tiền vốn để mua nguyên liệu

Phương thức ODM

Trong ngành may mặc, ODM là một phương thức sản xuất không quá xa lạ. ODM cho phép doanh nghiệp tự thiết kế và làm ra sản phẩm của mình sau đó bên đặt hàng sẽ gắn nhãn thương hiệu của họ lên.

phương thức ODM

cmt fob odm obm là gì?

ODM là gì?

ODM là viết tắt của Original Design Manufacturing, có nghĩa là trong phương thức sản xuất này, doanh nghiệp sản xuất sẽ đảm nhận các khâu: thiết kế, mua nguyên vật liệu và hoàn thiện sản phẩm. Bên đặt hàng sẽ nhận sản phẩm của xưởng may sau khi đã lên mẫu thiết kế, hoàn thiện và gắn nhãn mác của mình lên.

Lợi thế của xưởng may khi sản xuất theo phương thức ODM

Doanh nghiệp sản xuất theo phương thức ODM sẽ có những lợi thế nhất định như:

  • Tối ưu lợi nhuận vì được tự chủ nguồn nguyên phụ liệu, được bán mẫu mã thiết kế cho nhiều đơn vị phân phối khác nhau.
  • Linh hoạt đơn đặt hàng: xưởng may có thể cung cấp cùng một mẫu mã cho nhiều bên khác nhau cho nên các đơn đặt hàng có thể dễ dàng linh hoạt.

Lợi ích của bên đặt hàng khi lựa chọn phương thức ODM

Đơn đặt hàng ODM sẽ giúp bên đặt hàng nhập sản phẩm với giá tốt, tiết kiệm thời gian hơn so với các phương thức CMT và OEM/FOB.

Phương thức OBM

OBM là trình độ sản xuất cao nhất trong ngành may mặc mà nhiều doanh nghiệp sản xuất muốn hướng đến. Ở phương thức này, doanh nghiệp có thể kết hợp với 3 phương thức nêu trên để tối ưu lợi nhuận.

OBM là gì? 

OBM là từ viết tắt cho Original Brand Manufacturing. Đây là phương thức sản xuất mà ở đó doanh nghiệp sản xuất sẽ đảm nhận tất cả các khâu từ việc tạo thương hiệu, thiết kế, mua nguyên phụ liệu, sản xuất, bán ra. Đây là cấp độ cao nhất mà một xưởng sản xuất may mặc có thể đạt tới. Trong phương thức OBM, doanh nghiệp sản xuất thường có quy mô lớn và có nhiều bộ phận liên kết với nhau.

phương thức OBM

OBM là gì?

Lợi thế của doanh nghiệp lựa chọn sản xuất theo phương thức OBM

Phương thức sản xuất OBM là trình độ mà nhiều xưởng may muốn hướng đến. Bởi vì OBM là chế độ mà doanh nghiệp được tự chủ hoàn toàn trong sản xuất, đồng thời có thể kết hợp với các xưởng may CMT, OEM và ODM để tối ưu lợi nhuận.

Phương thức sản xuất CMT là bước đầu của một doanh nghiệp sản xuất may mặc. Đây là tiền đề để doanh nghiệp có thể vươn tới các mô hình OEM/FOB, ODM và cuối cùng là OBM. Mỗi phương thức đều có những lợi thế riêng cho bên sản xuất và bên đặt hàng. Bạn nên tùy theo quy mô doanh nghiệp và nguồn vốn để áp dụng các phương thức phù hợp.

Trên đây là các phương thức sản xuất ngành dệt may hiện nay. Hy vọng bài viết của Dệt Toàn Thịnh đã giúp bạn hiểu các khái niệm CMT, OEM/FOB, ODM, OBM là gì. Dệt Toàn Thịnh là doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp dây thun dệt với hơn 20 năm kinh nghiệm. Chúng tôi tự hào khi mang đến những sản phẩm dây thun dệt chất lượng. Liên hệ với Dệt Toàn Thịnh nếu bạn có nhu cầu tìm mua các loại dây thun dệt như thun dệt thoi, thun chỉ, thun dệt kim.