Máy xử lý độ co vải – Những lưu ý khi xử lý vải co rút bằng máy

Xử lý vải co rút là một trong những công đoạn cần thiết của quá trình may mặc. Máy xử lý độ co vải sẽ làm thay đổi độ co vốn có của vải trước khi đem vải đi may. Công đoạn này sẽ giúp sản phẩm không bị co rút, biến dạng hay mất form sau khi giặt.

Máy xử lý độ co vải là gì? 

Máy xử lý độ co vải là thiết bị được sử dụng trong ngành may mặc để kiểm soát và giảm độ co rút của vải. Các loại vải được dệt bằng sợi tự nhiên rất dễ bị co rút sau khi tiếp xúc với nước hoặc nhiệt độ cao. Vì vậy trước khi tiến hành may, vải cần được qua xử lý độ co rút và định hình để không bị biến dạng kích thước và giảm chất lượng thành phẩm.

Máy xử lý độ co vải thường hoạt động theo cơ chế dùng nhiệt độ, hơi nước và lực cơ học để làm giãn và định hình các sợi vải. Máy xử lý độ co vải giúp cho các sản phẩm dệt may giữ được kích thước và hình dáng ban đầu sau khi giặt hoặc tiếp xúc với môi trường.

Máy xử lý độ co vải 

Vậy câu hỏi đặt ra là: Khâu xử lý vải co rút mang đến những lợi ích gì cho sản phẩm và doanh nghiệp khiến nó trở nên rất cần thiết trong quy trình sản xuất may mặc?

Tại sao cần phải xử lý vải co rút?

Khâu xử lý vải co rút rất cần thiết trong quy trình sản xuất may mặc bởi vì nó làm sản phẩm giữ được chất lượng và giữ uy tín cho nhà sản xuất.

Định hình vải – Đảm bảo kích thước vải 

Xử lý độ co vải sẽ giúp vải được định hình, tránh bị co rút sau khi giặt hoặc trong quá trình sử dụng. Vải không qua xử lý co rút có khả năng cao sẽ biến dạng kích thước sau lần giặt đầu tiên và không còn sử dụng được nữa. Cho nên có thể thấy khâu xử lý độ co vải là rất cần thiết trong quy trình may mặc.

Tối ưu quy trình sản xuất 

Trang bị máy xử lý độ co vải rất cần thiết với các doanh nghiệp may mặc. Thông thường, nếu không có máy xử lý độ co vải thì sẽ phải mất từ 1-3 ngày để xổ vải và đợi vải tự định hình trước khi tiến hành cắt may. Máy định hình vải giúp rút ngắn thời gian cho khâu xử lý vải co rút và định hình vải, tối ưu quy trình sản xuất.

xử lý vải co rút

Tại sao cần xử lý độ co vải? 

Duy trì chất lượng sản phẩm 

Vải đã qua xử lý độ co rút sẽ duy trì kích thước và form dáng ban đầu sau khi sử dụng và giặt giũ. Điều này giúp cho tuổi thọ sản phẩm cao hơn, không lo bị nhăn, biến dạng dù cho tiếp xúc với nước hay môi trường bên ngoài.

Giữ uy tín thương hiệu 

Bằng cách đáp ứng tiêu chuẩn về vải và duy trì độ ổn định của vải, sản phẩm sẽ tạo được thiện cảm cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu của mình, giảm tỷ lệ bị phàn nàn hay các vấn đề khác liên quan đến dịch vụ khách hàng. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động xây dựng thương hiệu bởi vì chất lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín nhà sản xuất.

Xử lý độ co rút của vải không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng, tối ưu quy trình sản xuất và xây dựng uy tín cho thương hiệu. Vậy có phải tất cả mọi loại vải đều cần qua xử lý độ co rút không?

Loại vải nào cần được xử lý độ co rút?

Một số loại vải cần qua xử lý độ co rút trước khi tiến hành cắt may, đặc biệt là các loại vải dệt từ sợi tự nhiên như vải bông, vải len, vải lụa,… những loại vải này rất dễ biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ hay nước. Dưới đây là tổng hợp những loại vải cần được xử lý độ co rút:

  • Vải bông (cotton)
  • Vải len
  • Vải lanh (linen)
  • Vải lụa
  • Vải rayon
  • Vải đan
  • Vải hỗn hợp

các loại vải cần xử lý co rút

Các loại vải cần được xử lý độ co rút 

Việc xử lý độ co rút vải không chỉ dành riêng đối với vải sợi tự nhiên mà còn được áp dụng cho một số loại vải sợi tổng hợp và vải hợp hợp để đảm bảo vải duy trì độ ổn định và đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng.

Những lưu ý khi mua máy xử lý độ co vải 

Có một vài lưu ý quan trọng bạn cần biết khi sử dụng máy xử lý độ co vải để đảm bảo quy trình này diễn ra hiệu quả và an toàn:

Hiểu rõ đặc tính vải 

Mỗi loại vải có tính chất và độ có rút khác nhau, bạn cần nắm rõ những đặc điểm của từng loại vải để xử lý đúng cách.

Thiết lập máy

Đảm bảo thiết bị xử lý độ co vải được thiết lập theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật như nhiệt độ, áp suất, thời gian được điều chỉnh phù hợp với đặc tính của vải.

Kiểm tra và bảo hành máy định kỳ 

Cần đảm bảo rằng máy được kiểm tra kỹ để đảm bảo các bộ phận đều hoạt động bình thường trước mỗi lần sử dụng. Đồng thời, cần thực hiện bảo dưỡng như vệ sinh máy và kiểm tra, thay thế, sửa chữa các bộ phận của máy định kỳ để máy được hoạt động hiệu quả và lâu dài.

Theo dõi máy khi hoạt động 

Cần có người theo dõi quá trình hoạt động và xử lý vải của máy để đảm bảo mọi thứ được vận hành đúng cách, tránh bị cháy nổ hay hư hỏng vải.

các lưu ý khi sử dụng máy xử lý độ co vải

Các lưu ý khi xử lý độ co vải 

Đào tạo nhân viên kỹ thuật 

Đảm bảo những người tham gia hoạt động vận hành máy đã được trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng máy cũng như xử lý những sự cố có thể xảy ra. Điều này giúp đảm bảo an toàn lao động, giảm thiểu rủi ro cũng như tăng hiệu quả làm việc.

Bạn cần tuân thủ những lưu ý nêu trên để việc vận hành máy xử lý độ co vải được diễn ra hiệu quả và trơn tru, đảm bảo an toàn lao động và chất lượng sản phẩm.

Trên đây là một số thông tin về máy xử lý độ co vải, hy vọng bài viết của Dệt Toàn Thịnh đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu như bạn có nhu cầu tìm mua các loại dây thun dệt, hãy nhớ đến Dệt Toàn Thịnh. Công ty TNHH Dệt Toàn Thịnh là cơ sở dệt may chuyên sản xuất và cung cấp dây thun dệt như: thun dệt thoi, thun chỉ và thun dệt kim. Chúng tôi tự hào là doanh nghiệp dệt dây thun đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, cùng với đội ngũ được đào tạo bài bản và cơ sở hạ tầng đảm bảo tiêu chuẩn. Hãy liên hệ ngay với Dệt Toàn Thịnh để được tư vấn chi tiết hơn.