Để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm may mặc, khâu kiểm tra chất lượng là một phần không thể thiếu. Cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đều nên biết các mẹo cũng như phương pháp kiểm tra để nhanh chóng tìm ra các vấn đề trong sản phẩm của mình.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cách kiểm hàng may mặc hiệu quả nhất, đồng thời cung cấp một số mẹo vặt giúp doanh nghiệp duy trì chất lượng những mặt hàng may mặc của họ.
Hướng dẫn cách kiểm hàng may mặc
Một quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc thường đi qua tất cả các yếu tố sau đây:
Độ chính xác so với mẫu thiết kế
Tất cả các sản phẩm cần phải giống hệt với mẫu thiết kế ban đầu. Vì thế, khâu kiểm hàng cần phải đảm bảo chất lượng bằng cách so sánh trực quan những yếu tố dễ quan sát như hình dáng, kích thước, vị trí các chi tiết.
Tiếp theo, kiểm tra các số đo bằng thước và so sánh với thông số kỹ thuật trên mẫu thiết kế, đồng thời lưu ý đến đường nét và họa tiết của sản phẩm và đảm bảo giống hoàn toàn với mẫu.
So sánh sản phẩm với mẫu thiết kế trong quá trình kiểm hàng
Thành phần và chất lượng vải của sản phẩm
Sau đó,chất lượng vải bao hàm nhiều yếu tố khác nhau, nên khâu kiểm hàng cần sử dụng phương pháp phù hợp với loại sản phẩm. Các công nhân kiểm hàng sẽ bắt đầu bằng việc kiểm tra nhãn mác thể hiện thông tin về thành phần vải trên nhãn mác sản phẩm để đảm bảo đúng với yêu cầu.
Bước tiếp theo, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của sản phẩm, công nhân sẽ sử dụng các loại công cụ nhất định để kiểm tra chất lượng vải. Ví dụ, các sản phẩm trang phục thể thao cần thoáng mát và các loại áo khoác cần chống nước và kháng tia UV.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra độ bền màu và độ co giãn cũng hết sức quan trọng. Doanh nghiệp nên hướng dẫn cách kiểm hàng may mặc bằng công cụ cho nhân công nhằm tăng cường hiệu quả của khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Các chi tiết trên sản phẩm
Ngoài ra, việc theo dõi các chi tiết nhỏ trên sản phẩm cũng cần được chú ý:
Đường chỉ may
Mọi yếu tố từ độ thẳng hàng, độ chắc chắn, mũi kim, và các lỗi may khuyết (nếu có) đều được kiểm tra trong công đoạn này. Thông thường, khi nắm vào hai bên của đường chỉ may và kéo nhẹ, chúng ta có thể kiểm tra được độ bền của đường may.
Nút
Rất nhiều sản phẩm may mặc có sử dụng nút và đây là một trong các chi tiết dễ gặp vấn đề nhất. Đầu tiên, với các sản phẩm như áo sơ mi, cần kiểm tra sự đồng nhất của các nút trên sản phẩm và với mẫu gốc. Ngoài ra, chất liệu, độ bền, và độ chắc chắn của nút cũng cần được kiểm tra.
Kiểm tra các chi tiết nhỏ của sản phẩm để đảm bảo chất lượng
Khóa kéo
Đây cũng là một trong các chi tiết dễ bị hư hỏng nhất trên các sản phẩm may mặc. Với khóa kéo, độ trơn tru, chắc chắn, và chất lượng đầu khóa đều có tầm quan trọng ngang nhau và nhân viên sẽ kéo lên kéo xuống nhiều lần với lực mạnh để kiểm tra chất lượng.
Tem sản phẩm
Tem mác của sản phẩm thường sẽ có các thông tin như thành phần, cách giặt ủi, kích thước, nơi sản xuất, và thương hiệu của sản phẩm. Chính vì thế, việc kiểm tra các thông tin này sẽ đảm bảo độ chính xác. Ngoài ra, vị trí của tem cũng phải đúng với tiêu chuẩn của nhãn hàng và có độ bền cao.
Logo hoặc tên (nếu có)
Cuối cùng, logo hoặc tên thương hiệu/nhân viên cũng rất phổ biến, đặc biệt là ở các sản phẩm đồng phục hoặc quà tặng khuyến mãi từ các nhãn hàng. Việc kiểm tra cần đảm bảo logo và tên được thể hiện rõ, không bị nhòe, và quan trọng nhất là phải đúng với mẫu thiết kế.
Mục đích và tầm quan trọng của khâu kiểm hàng may mặc
Kiểm hàng may mặc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong ngành may mặc và sản xuất thời trang, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Nói một cách đơn giản, việc kiểm tra kỹ lưỡng từng sản phẩm sẽ giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗi như sai sót về đường may, chất liệu, kích thước, và màu sắc.
Việc kiểm hàng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng may mặc
Mục đích chính của khâu này chính là đảm bảo sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã định trước. Nếu các lỗi được phát hiện và giải quyết nhanh chóng, các doanh nghiệp may mặc có thể giảm thiểu các khiếu nại của khách hàng, duy trì và nâng cao uy tín thương hiệu và giảm thiểu chi phí phát sinh do phải đổi trả hàng.
Ngoài ra, quy trình kiểm hàng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng luôn ở trạng thái tốt nhất.
- Tăng độ hài lòng của khách hàng: Khách hàng sẽ tin tưởng vào sản phẩm và doanh nghiệp hơn trên thị trường.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất: Phát hiện và khắc phục lỗi sớm sẽ giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho việc sản xuất.
Các phương pháp kiểm hàng may mặc
Quy trình kiểm hàng may mặc đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau do có nhiều chi tiết và yếu tố cần chú ý. Dưới đây là một số phương pháp kiểm hàng phổ biến:
Kiểm tra bằng mắt
Chỉ bằng cách quan sát sản phẩm, khâu kiểm hàng sẽ trực quan có thể phát hiện các lỗi trong kiểm hàng may mặc sau:
- Màu sắc: Sự đồng đều của màu sắc, các vết bẩn, phai màu hoặc lệch màu so với mẫu.
- Đường may: Độ chắc chắn, thẳng hàng, và đều nhau của đường may, các lỗi như xù, bung chỉ, nhảy mũi kim.
- Kích thước: So sánh kích thước thực tế của sản phẩm với thông số kỹ thuật định sẵn trên mẫu.
- Họa tiết: Sự sắp xếp và màu sắc của các họa tiết trên sản phẩm so với mẫu.
- Phụ kiện: Các lỗi dễ nhìn thấy ở nút, dây kéo, tem mác, v.v.
Những phương pháp cần lưu ý khi kiểm hàng may mặc
Kiểm tra bằng tay
Trực tiếp chạm vào sản phẩm sẽ giúp công nhân tìm ra được một số vấn đề về:
- Chất liệu vải: Cảm nhận độ mềm mại và dày mỏng của vải.
- Độ co giãn: Kiểm tra khả năng co giãn của vải theo các hướng khác nhau.
- Độ bền màu: Thử vò nhẹ để kiểm tra độ bền màu của vải.
- Đường may: Cảm nhận độ chắc chắn của đường may bằng cách kéo nhẹ.
Kiểm tra bằng dụng cụ
Với các chi tiết nhỏ hoặc không ước tính được bằng mắt thường, các dụng cụ sẽ trở nên thiết yếu, giúp nâng cao độ chính xác của khâu kiểm hàng. Các dụng cụ thường được sử dụng là:
- Thước đo: Dùng để đo các kích thước chi tiết của sản phẩm như chiều dài, chiều rộng, vòng ngực, và vòng eo.
- Máy đo độ dày: Đo độ dày của vải để đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn.
- Máy kiểm tra màu sắc: So sánh màu sắc của sản phẩm với mẫu màu chuẩn.
- Kính lúp: Quan sát kỹ các chi tiết nhỏ như đường may, khuyết điểm trên vải.
Một số mẹo hiệu quả trong kiểm tra chất lượng hàng may mặc
Để tối ưu hóa quá trình kiểm hàng may mặc, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau đây:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ kiểm tra như thước đo, kính lúp, và một số công cụ chuyên dụng khác.
- Tập trung kiểm tra các điểm yếu của sản phẩm. Mỗi sản phẩm đều có một số đặc điểm dễ bị sai sót, và doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến những điểm này.
- Kiểm tra từng sản phẩm một cách kỹ càng để tránh sai sót.
- Ghi chú các lỗi phát hiện nhằm phục vụ cho các sản phẩm và các lô hàng sau.
- Đặt ra tiêu chuẩn cho việc kiểm kê hàng hóa, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng và đặc tính sản phẩm.
- Đào tạo nhân viên kiểm hàng một cách bài bản để có thể nhận biết các lỗi thường gặp, sử dụng thành thạo các dụng cụ kiểm tra, và hiểu rõ về các tiêu chuẩn kiểm hàng.
- Cập nhật công nghệ: Ngành may mặc không ngừng phát triển, vì vậy việc cập nhật các công nghệ mới rất quan trọng.
Bài viết trên đã hướng dẫn cách kiểm hàng may mặc nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả trong khâu kiểm tra chất lượng hàng hóa. Với các tiêu chuẩn phù hợp, các công cụ hỗ trợ, và đội ngũ nhân công lành nghề, các doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng và chiếm được lòng tin của khách hàng.
Liên hệ Toàn Thịnh để tìm hiểu thêm về các sản phẩm dây thun dệt chất lượng cao
Để hiểu thêm về các kiến thức ngành may mặc, xem thêm các bài viết của Dệt Toàn Thịnh, doanh nghiệp chuyên kinh doanh và sản xuất dây thun dệt. Với nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên nghiệp, và trang thiết bị hiện đại, Dệt Toàn Thịnh sẵn sàng mang đến các sản phẩm chất lượng nhất cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Hãy liên hệ chúng tôi để tìm hiểu thêm về các sản phẩm dây thun dệt chất lượng cao.