20+ Loại vải được sử dụng phổ biến hiện nay

Để thích ứng được cho mọi điều kiện thời tiết cũng như phong cách cá nhân và thích hợp cho những làn da khác nhau. Vì đó, trên thị trường ngành may ngày càng có đa dạng các loại vải phong phú hơn. Và tất nhiên mỗi loại vải đều mang đến những điểm nổi bật và hạn chế khác nhau. Hãy để Toàn Thịnh gửi đến bạn đọc tổng hợp các loại vải thường dùng trong may mặc và có thể dễ dàng tìm kiếm.

Vải Cotton

Với nguồn gốc kết hợp từ sợi bông, vải Cotton rất được ưa chuộng trong may mặc. Lý giải dễ hiểu cho sự lựa chọn phổ biến này bởi Cotton có độ mềm mại cao, thoát khí tốt và khả năng thấm hút mồ hôi cao. Không những vậy, vải Cotton giúp thoải mái và dễ chịu không gây kích ứng khi tiếp xúc với da. Vải Cotton được phân biệt theo 3 dạng khác nhau:

Cotton thun

Được biết đến với khả năng đàn hồi tốt, dễ dàng giặt ủi mà vẫn giữ được độ bền cao. Ngoài ra, Cotton thun có đặc tính dễ thấm hút mồ hôi, thoáng mát nên thường được sử dụng trong quần áo thể thao.

Cotton lạnh

Một loại khác của vải Cotton chính là Cotton lạnh, được dệt từ sợi bông tự nhiên. Bên cạnh đó, trong thành phần của vải có thêm sự kết hợp của Polyester hoặc Nilon, điều này cho phép độ đàn hồi của vải được tốt hơn cũng như không bị nhăn khi qua giặt ủi, vệ sinh. Dù vậy, chất liệu này lại không hút nước cao.

vải cotton gồm 3 loại khác nhau 
Vải Cotton gồm 3 loại khác nhau 

Cotton lụa

Có giá thành cao hơn so với 2 loại Cotton trên, nhờ thành phần sợi tơ tằm cao cấp. Điểm nổi bật là Cotton lụa với khả năng giữ nhiệt tốt, do đó được ứng dụng cao trong các sản phẩm quần áo cho mùa đông. 

Vải Polyester

Chất liệu của Polyester có đặc tính bền, dày dặn, chống co rút và khả năng giữ form tốt nhờ sợi Polyester. Bên cạnh được sản xuất làm trong ngành may mặc, vải Polyester còn sử dụng trong các sản phẩm gia dụng như rèm, vải bọc ghế sofa, vỏ gối. Đồng thời, có trong các đồ phụ kiện thời trang như túi xách, giày dép,… 

tính năng chống nước của vải polyester
Tính năng chống nước của vải Polyester

Vải Nylon

Còn được gọi là Polyamide – Một chất hóa học có trong dầu thô, từ đó chúng được chế biến thành sợi vải có tính co giãn tốt, nhẹ, có tính linh hoạt cao. Song, vải Nylon kháng nước và thường có bề mặt bóng, mịn màng. Thông thường, tính chất của vải rất dễ nhuộm nhưng lại không dễ bị phai, nên đây cũng được xem là loại vải có tính ứng dụng trong may mặc cao. Và được chia thành 4 loại vải:

  • Nylon 6 – 6: 100% từ vải nylon
  • Nylon 6: Không có độ phổ biến cao như Nylon 6 – 6
  • Nylon 46: Ứng dụng nhiều trong hệ thống làm mát khí hoặc phanh động cơ.
  • Nylon 510: Ứng dụng trọng công nghệ và khóa học, có chi phí khá cao.
mỗi loại vải nylon sẽ có những đặc điểm riêng biệt
Mỗi loại vải Nylon sẽ có những đặc điểm riêng biệt

Vải dệt kim

Được sản xuất với quy trình dệt bởi các kim hoặc chổi để tạo nên các đường nét nổi bật, hoa văn đặc sắc. Loại vải thường được lấy từ bông tự nhiên, lụa và sợi polyester, cho phép cấu trúc vải dệt kim có sự đàn hồi, khả năng co giãn và thoáng khí.

Tính ứng dụng phổ biến trong may mặc, do đó hãy liên hệ ngay với Toàn Thịnh nếu doanh nghiệp bạn cần tìm kiếm cơ sở cung cấp số lượng vải dệt kim lớn và chất lượng.

chất liệu vải dệt kim mang đến sự đàn hồi cao
Chất liệu vải dệt kim mang đến sự đàn hồi cao

Vải len

Được lấy từ nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc từ lông động vật như lông cừu, dê, lạc đà, thỏ,… nhờ đặc tính mềm mại, không gây ngứa và an toàn cho da. Sợi len thường được dùng làm quần áo ấm, áo len, tất len, mũ, khăn choàng. Vải len giúp giữ ấm tốt, dù vậy nhược điểm của chúng là dễ bị xù lông khi giặt hoặc ám mùi trong quá trình ăn uống, nên cần phải có cách vệ sinh đúng. 

chất liệu len cho sợi vải mềm mịn
Chất liệu len cho sợi vải mềm mịn

Vải lụa

Đây là sợi vải được dệt từ tơ của con tằm, quá trình sản xuất bao gồm việc thu hoạch sợi lụa kén tơ, sau đó chế biến thành sợi và dệt thành vải. Vải lụa nổi tiếng với độ bóng mịn và thoáng mát, vì thế có thể ứng dụng trong quần áo cả 4 mùa. 

Bên cạnh đó, vải lụa rất được ưa chuộng trong việc thiết kế trang phục dạ hội, cũng như các sản phẩm thời trang cao cấp do vẻ quý phái và sang trọng của vải mang lại.

vải lụa thường được ứng dụng trong thời trang nữ
Vải lụa thường được ứng dụng trong thời trang nữ

Vải Denim

Có nguồn gốc xuất phát từ Pháp, vải Denim có đặc tính dày dặn, chắc chắn hơn những loại vải bình thường và vải có đặc điểm một mặt là xanh đậm và mặt còn lại có màu trắng. Song, trên thị trường hiện nay vải được kết hợp với thành phần của sợi polyester hoặc lycra. 

Do tính chất của vải nên các bộ sưu tập quần áo vải Denim luôn mang hướng cá tính và năng động, thoải mái đồng thời vẫn giữ được độ bền cao không dễ bị nhàu.

nổi bật phong cách cá tính với những outfit từ vải denim
Nổi bật phong cách cá tính với những outfit từ vải Denim

Vải Kaki

Từ sợi Cotton đan chéo hoặc cùng với sợi vải tổng hợp, dù bề ngoài mặt vải Kaki khó thô ráp nhưng trên thực tế khi mặc tạo cảm giác rất thoải mái. Có 2 loại Kaki chính gồm Kaki thun – Có tính co giãn, linh hoạt hơn do có sự pha trộn của sợi Spandex, được sản xuất cho các quần áo thường ngày. Loại vải còn lại là không thun, nên độ cứng cao hơn phù hợp cho việc sản xuất đồ bảo hộ.

độ cứng nhưng vẫn rất linh hoạt của chất liệu kaki
Độ cứng nhưng vẫn rất linh hoạt của chất liệu Kaki

Vải Chiffon

Là sự kết hợp của vải tơ tằm, Nylon hoặc Polyester, vải Chiffon còn có tên gọi khác là vải Voan – Được ưa chuộng trong sản xuất đồ thời trang nữ. Cho ra những bộ cánh thướt tha, yêu kiều với chất vải mịn, sáng bóng đồng thời thoáng mát, mỏng nhẹ. Những chính vì khá mỏng manh, nên khi vô tình tiếp xúc với vết bẩn sẽ rất khó tẩy rửa, làm sạch cũng như dễ bị nhăn. 

vải chiffon cho ra những sợi vải mịn và sáng bóng 
Vải Chiffon cho ra những sợi vải mịn và sáng bóng 

Vải thô

Đúng như với tên gọi, vải thô thường là loại vải chưa được qua quá trình xử lý hoặc ít bị xử lý giúp giữ nguyên được cấu trúc sợi vải tự nhiên. Bề mặt của vải khá thô sơ và phẳng, được ứng dụng nhiều trong đồ trang trí nội thất hoặc phụ kiện. Thành phần chính của vải là sợi bông và sợi gai,  do đó chất vải khá mềm, khi mặc sẽ cảm thấy rất thoải mái cũng như rất bền.

vải thô thường chưa được qua xử lý
Vải thô thường chưa được qua xử lý

Vải Kate

Đây là một loại vải tổng hợp tiếp theo, hỗn hợp từ sợi Cotton và Polyester nhân tạo, có độ cứng và bền cao, nổi bật là hút ẩm tốt. Vải Kate được chia thành các loại khác nhau, bao gồm:

  • Vải Kate lụa: Với tính năng mềm mịn, thế nên được sản xuất cho đồng phục học sinh phổ biến.
  • Vải Kate Hàn: Dù là vải nhập khẩu, nhưng lại có chất lượng khá kém, dễ phai màu và không thấm hút tốt.
  • Vải Kate sọc: Với tên gọi khác là Check Kate, có đường kẻ sọc và ứng dụng rộng trong sản xuất áo sơ mi. 
  • Vải Kate poly: Nhờ vào thành phần tỷ lệ Cotton chiếm cao nhất trong các loại vải Kate, nên vải thoát khí và thấm hút tốt. 
  • Vải Kate ford: Vải dễ bị xù lông, tuy vậy giá thành phải chăng và khá hợp lý.
  • Vải Kate Mỹ: Đi đôi với chất lượng cao thì giá của vải Kate Mỹ cũng khá đắt, tính chất mềm mịn, bóng loáng. 
khả năng hút ẩm cao có trong chất liệu vải kate
Khả năng hút ẩm cao có trong chất liệu vải Kate

Vải nỉ

Tạo từ sợi len và sợi vải thông thường, tạo ra một lớp lông dày và mịn, có độ ấm áp cao và êm dịu khi tiếp xúc với da. Thực tế, vải nỉ có nhiều cũng gồm nhiều loại khác nhau, nhưng có 3 loại được sử dụng phổ biến nhất chính là vải nỉ Cotton, vải nỉ da cá và vải nỉ Hàn Quốc.

Vải nỉ Cotton có độ co giãn và giữ ấm tốt do vậy được thường làm thành chăn gối và quần áo. Trong khi đó, vải nỉ da cá chiếm phần lớn là từ sợi Polyester và phần nhỏ còn lại là bông tự nhiên. Được đan theo hình chéo lên nhau giống vảy cá, có độ thoáng và mềm mịn. Cuối cùng là vải nỉ Hàn Quốc, kết hợp sợi vải và sợi len ngắn và rất được quan tâm trên thị trường hiện nay với độ linh hoạt nên thiết kế rất đa dạng.

chất vải mịn và dày của vải nỉ
Chất vải mịn và dày của vải nỉ

Vải lanh

Còn có tên gọi khác là Linen, sợi vải có nguồn gốc từ các phần xơ, hoặc của cây lanh. Dù có cấu trúc tự nhiên, nhưng vải lanh có tính thoáng khí và bề mặt mịn, dễ chịu. Điều hạn chế là vải dễ bị mốc cũng như bị nhăn.

thành phần vải lanh từ nguyên liệu tự nhiên
Thành phần vải lanh từ nguyên liệu tự nhiên 100%

Vải Pangrim Neotex Hàn Quốc

Được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Pangrim Neotex được dệt từ các sợi vải khác nhau có thể kể đến như Nylon, Polyester, sợi tự nhiên, Polynosic, Tensel, Rayon. Dễ dàng bắt gặp chất liệu của loại vải này từ các sản phẩm đồ đồng phục của công nhân, với ưu điểm hút ẩm tốt và thoáng mát, dễ dàng cho các hoạt động làm việc.

chất vải pangrim neotex thường được dùng làm đồ may mặc công nhân
Chất vải Pangrim Neotex thường được dùng làm đồ may mặc công nhân

Vải ren

Chất liệu mang đến sự quý phái, thanh tao có cấu trúc đặc biệt với các lỗ nhỏ, hoa văn độc đáo, sáng tạo vậy nên là lựa chọn hoàn hảo cho các bộ “outfit” đầm dạ tiệc, hoặc váy cô dâu,… Một số loại vải ren có độ trong suốt, tôn lên sự quyến rũ, thu hút thích hợp trong thiết kế thời trang của phái nữ. Như chia sẻ, do có độ mỏng và là ren nên cần phải cẩn thận trong việc làm sạch, giặt giũ. 

cần bảo quản và vệ sinh cẩn thận khi dùng vải ren
Cần bảo quản và vệ sinh cẩn thận khi dùng vải ren

Vải Visco

Vải Visco hay với tên gọi vải Rayon – Vải được dệt từ sợi cellulose có trong cây mía, tre, đậu nành. Sợi vải từ cấu trúc hoàn toàn tự nhiên giúp da luôn được an toàn, mịn màng và vô cùng thoát khí. Được ứng dụng linh hoạt từ may mặc đến đồ gia dụng, dễ nhuộm và giá thành phải chăng. 

được chiết xuất từ cây mía, đậu nành tạo nên vải Visco
Được chiết xuất từ cây mía, đậu nành tạo nên vải Visco

Vải Spandex

Vải Spandex có độ co giãn cao vì thế còn gọi là Elastane, đây là sợi nhân tạo dùng để thay thế cho cao su. Độ đàn hồi của vải cao gấp 5 lần vải bình thường, cùng với đó là sự mỏng nhẹ do có kết hợp của sợi Cotton. Chất liệu của vải không tích điện, cũng như không dễ bị mài mòn.

Tương tự, Spandex cũng gồm các loại khác nhau – Cotton Spandex, Leo Spandex, Poly Spandex.

vải spandex tạo cảm giác thoải mái khi mặc với sự mịn màng của vải
Vải Spandex tạo cảm giác thoải mái khi mặc với sự mịn màng của vải

Vải Modal

Có kết cấu khá giống như vải Visco khi được dệt từ sợi cellulose, nhưng là từ cây sồi. Hiện nay trên thị trường loại vải này chưa được khai thác nhiều vì thế giá của chúng khá đắt đỏ. Chất vải mềm mịn và có độ co giãn, không bị dão. Bên cạnh đó, loại vải sẽ thường được thấy ở các sản phẩm như đồ quần áo trẻ em, đồ lót,…

vải modal thích hợp sản xuất cho quần áo em bé
Vải Modal thích hợp sản xuất cho quần áo em bé

Vải giả da Simili

Có ngoại hình giống như da thật, vải Simili ( được biết qua các tên như Faux Leather hoặc Polyurethane). Sở dĩ, loại vải này ra đời nhằm ngăn chặn việc săn bắt động vật trái phép để lấy da ứng dụng trong thời trang, tiêu dùng. Cấu tạo từ lớp nhựa PVC và Polyester, cho ra bề mặt khá cứng đồng thời kết cấu chặt chẽ, ngăn chặn sự thấm nước, dễ nhuộm. 

vải da simili là giải pháp thay thế cho da thật
Vải da Simili là giải pháp thay thế cho da thật

Vải Bamboo

Loại vải làm từ tự nhiên tiếp theo chính là vải Bamboo cũng được chiết xuất từ thành phần cellulose có trong cây tre. Hoàn toàn từ tự nhiên nên đảm bảo thân thiện với môi trường, không chứa các thành phần hóa chất và chống tia UV tốt. Sản xuất phổ biến trong các mặt hàng đồ gia dụng và nội thất do thấm hút nước tốt và không dễ bị nhăn. 

chiết xuất từ cellulose có trong tre tạo nên vải bamboo
Chiết xuất từ cellulose có trong tre tạo nên vải Bamboo

Vải hoa văn

Jacquard – Vải hoa văn, phương pháp để tạo ra các mô hình hoa phức tạp trên bề mặt vải bằng cách vải được dệt với quá trình thủ công cầu kỳ, điều khiển từng sợi riêng lẻ để tạo nên hoa văn. Thông thường, vải hoa văn được nhuộm trước với màu sắc đa dạng và có độ giãn nhờ được dệt từ các sợi tự nhiên.

vải hoa văn có thiết kế tỉ mỉ
Vải hoa văn có thiết kế tỉ mỉ

Vải Tencel

Cuối cùng, được dệt từ sợi cellulose có trong cây gỗ bạch đàn, sợi vải cũng mang tính thoáng mát và hút ẩm tốt. Vì cũng được lấy từ sợi thiên nhiên, vải Tencel an toàn cho da khi mặc và thân thiện cho môi trường. 

chất liệu vải tencel an toàn cho mọi làn da
Chất liệu vải Tencel an toàn cho mọi làn da

Vừa rồi là tổng hợp các loại vải phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống. Mỗi loại vải sẽ có những tính chất, thành phần và ưu điểm cũng như hạn chế riêng biệt. Hy vọng bài viết vừa rồi mà Toàn Thịnh đã chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ và phân biệt các loại vải có trong thị trường hiện nay.